Ninh Thuận triển khai thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2021 | 7:43:06 Chiều

 Tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh.



Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong từng khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể, kế hoạch đặt mục tiêu trồng mới thành công 8.966.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, cây xanh cho trồng rừng tập trung 4.603.440 cây xanh (tương đương 3.942,22ha) và 4.362.560 cây phân tán nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo đó, tại khu vực đô thị sẽ có 596.790 cây xanh được trồng mới, ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao. Các cây trồng mới tại khu đô thị sẽ tập trung tại khu đất trống trên đường phố, công viên, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác...

Khu vực nông thôn sẽ có khoảng 3.765.770 cây được trồng mới. Khu vực này dự kiến sẽ trồng cây ăn trái kết hợp lấy gỗ, chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, địa phương, ưu tiên các loại cây như: Mít, moài, vú sữa, me, bằng lăng, phượng vĩ, bạch đàn, dừa,…

 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, về trồng cây xanh tập trung trên đất quy hoạch lâm nghiệp sẽ có khoảng 4.603.440 cây được trồng mới (tương đương khoảng 3.942,22ha để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất). Cụ thể, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 3.281 ha/3.281.000 cây; trồng rừng sản xuất khoảng 661,22 ha/1.322.440 cây.

Được biết, nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch gồm nguồn ngân sách Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật,

  •  
Các tin khác

Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.

Thành lập ngày 14/8/1998, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam ngày hôm nay đã trưởng thành và có nhiều bước tiến quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung cho ngành Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam

Sáng 5/5, Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023” đã chính thức được khởi động nhằm kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, cũng như cổ vũ lối sống lành mạnh, xanh-sạch-đẹp hơn.

Mực nước ở vùng duyên hải của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong năm thứ hai liên tiếp, tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới và đe dọa nghiêm trọng cho các thành phố biển như Thượng Hải.