Liên Hợp Quốc kêu gọi mở rộng quy mô thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/7/2021 | 4:27:08 Chiều

Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Âu (UNECE) mới đây cho biết việc thu giữ và lưu trữ lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ sản xuất điện hóa thạch và công nghiệp là rất khẩn cấp để đạt được tính trung lập carbon.

Một nhà máy điện than ở Tuzla, Bosnia. Ảnh: UNEP
Một nhà máy điện than ở Tuzla, Bosnia. Ảnh: UNEP

Mục tiêu không phát thải ròng hết sức quan trọng nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu, như được nêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và bản sơ lược về công nghệ kêu gọi mở rộng nhanh chóng quy mô thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS).
Quá trình này liên quan đến việc thu giữ lượng khí thải CO2 từ các nhà máy điện than và khí đốt và từ ngành công nghiệp nặng để lưu trữ sâu dưới lòng đất hoặc tái sử dụng. UNECE cho biết việc triển khai công nghệ CCUS với quy mô lớn trong khu vực sẽ cho phép các quốc gia "khử carbon” từ các ngành này, từ đó, thu hẹp khoảng cách cho đến khi các công nghệ năng lượng carbon "thế hệ tiếp theo” ra đời.
Các nước nhỏ hơn cần hỗ trợ
Báo cáo của UNECE cảnh báo rằng thời gian sắp hết để thực hiện Thỏa thuận Paris và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Bản sơ lược về công nghệ khái quát các CCUS khác nhau và cung cấp tổng quan hơn 50 dự án ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Scandinavia, Mỹ và Vương quốc Anh đang dẫn đầu, trong khi các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực UNECE đang tìm kiếm các đối tác và nguồn tài chính quốc tế.
Theo các tác giả của báo cáo, chi phí là một rào cản. Riêng đối với châu Âu, ước tính sẽ cần khoảng 320 tỷ Euro để triển khai CCUS được lên kế hoạch đến năm 2050, cùng với 50 tỷ Euro khác cho cơ sở hạ tầng giao thông bắt buộc.
Bà Olga Algayerova, Thư ký điều hành UNECE cho biết: "Cần có ý chí chính trị mạnh mẽ để chuyển hướng sang năng lượng giá cả phải chăng, sạch, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người vào năm 2030”.
"Khi chúng ta chuẩn bị cho Đối thoại cấp cao về năng lượng do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, UNECE cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên đưa năm 2021 trở thành năm hành động thực sự về năng lượng”, bà Algayerova nhấn mạnh.
Sẵn sàng thu giữ carbon
Do khí CO2 được loại bỏ cần thiết để đạt được tính trung hòa carbon vượt quá khả năng của các công nghệ CCUS hiện tại, nên cần xem xét đầu tư kết hợp với các phương pháp khác để chống lại biến đổi khí hậu, chẳng hạn như triển khai công nghệ carbon thấp hoặc loại bỏ hoàn toàn carbon và tăng cường các bể chứa carbon tự nhiên như rừng, đất ngập nước và đại dương.
UNECE cho biết "dung lượng lưu trữ lớn” sẽ cần thiết để triển khai CCUS trên quy mô lớn. Các bể trầm tích phù hợp được biết đến trong khu vực đã được xác định ở Anh, Hà Lan và Na Uy.
UNECE cũng đang chuẩn bị một nghiên cứu về khả năng lưu trữ carbon ở Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Biển Tây Ban Nha.
Theo Báo TN&MT
Nguồn tổng hợp từ UN News

  •  
Các tin khác

Ngày 19/1/2024, tại Nhà hát Âu Cơ, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải “Cây chổi vàng” – Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường – Lần thứ 4 – Năm 2023.

Thành lập ngày 14/8/1998, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam ngày hôm nay đã trưởng thành và có nhiều bước tiến quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung cho ngành Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam

Sáng 5/5, Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023” đã chính thức được khởi động nhằm kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, cũng như cổ vũ lối sống lành mạnh, xanh-sạch-đẹp hơn.

Mực nước ở vùng duyên hải của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong năm thứ hai liên tiếp, tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới và đe dọa nghiêm trọng cho các thành phố biển như Thượng Hải.