Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

  • Cập nhật: Thứ bảy, 14/5/2022 | 11:02:53 Sáng

Ngày 13/5, TT truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Vườn quốc gia Cát Tiên tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam"


tm-img-alt
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tham dự hội nghị có khoảng 100 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo H.Tân Phú, UBND các xã vùng phụ cận và đại diện cộng đồng địa phương.

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam giới thiệu vai trò của các bên liên quan trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam; nâng cao năng lực thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng, hỗ trợ phát triển mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho cộng đồng dân cư ở vùng đất ngập nước, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Cũng tại hội nghị, các chuyên gia môi trường trao đổi các vấn đề như: vai trò của cộng động, kinh nghiệm bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước trên thế giới; xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước khu Ramsar Vườn quốc gia Cát Tiên.

TS.Phạm Hữu Khánh, Trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, Đồng Nai có vùng đất ngập nước khu Ramsar - Bàu Sấu diện tích gần 14 ngàn ha, thuộc kiểu đất ngập nước ngọt nội địa ven sông. Nơi đây có đa dạng sinh học bậc nhất của tỉnh và có 4 giá trị cơ bản là: sinh thái, môi trường và đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học; kinh tế - xã hội; cảnh quan, giáo dục, du lịch.

 

Hiện một số giá trị đang phát huy hiệu quả, một số giá trị vẫn ở dạng tiềm năng. Khu vực này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như xâm phạm tài nguyên rừng, xâm phạm các loài ngoại lai, ô nhiễm nguồn nước. Do đó, thời gian tới đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát bảo tồn nguyên vẹn các loài hiện hữu đồng thời xử lý các loài ngoại lai gây hại, hợp tác cùng cộng động bảo vệ và khai thác các giá trị vùng đất ngập nước Bàu Sấu, trong đó chú trọng giá trị cảnh quan, giáo dục và du lịch.

Ngọc Anh (T/h)


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.