Rà soát diện tích và thời hạn dự trữ các khoáng sản đưa vào khu vực dự trữ quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2022 | 9:18:35 Sáng

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên thống nhất với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc đưa 3 loại khoáng sản: chì-kẽm, sắt-laterit và cromit ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia...

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đối với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tại cuộc họp về kết quả rà soát đề xuất điều chỉnh, khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo Nghị định số 51 ngày 1/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia vào chiều 29/6 tại Hà Nội.
img_6777(1).jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Ông Trần Mỹ Dũng - Vụ trưởng Vụ Địa chất (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Đến nay, Tổng cục đã nhận được báo cáo của 21/23 tỉnh, nơi có các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Tổng cục đã tổng hợp ý kiến của tỉnh, thu thập các tài liệu địa chất, thông tin về cấp phép hoạt động khoáng sản, các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; tham khảo Dự thảo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản mới hiện đang được Bộ Công Thương xây dựng làm cơ sở đề xuất điều chỉnh theo đúng quy định.

Đối với các khu vực dự trữ khoáng sản apatit và titan (gồm 23 khu vực dự trữ titan và 3 khu vực dự trữ apatit), Tổng cục đã hoàn hiện dự thảo Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản apatit và titan, Bộ TN&MT đã có Công văn xin ý kiến phối hợp của Bộ Công Thương và của các tỉnh có khu vực dự trữ khoáng sản apatit và titan quốc gia. Tổng cục đã nhận được đầy đủ ý kiến góp ý của Bộ Công Thương và các tỉnh. Riêng tỉnh Bình Thuận, được sự đồng ý của Thứ trưởng, Tổng cục đã tổ chức đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh và khảo sát hiện trạng các dự án.

Tổng hợp các kết quả thực hiện, Tổng cục đã hoàn thành Hồ sơ dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (điều chỉnh) các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với quặng apatit và titan và đang trình, đề xuất Bộ để xin ý kiến các Bộ, ngành và UBND các tỉnh theo quy định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 
img_6760.jpg
Ông Trần Mỹ Dũng - Vụ trưởng Vụ Địa chất (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) báo cáo tại cuộc họp

Đối với các khoáng sản còn lại (gồm than, chì-kẽm, cromit, bauxit, sắt- laterit, đá hoa trắng, cát trắng và đất hiếm), cụ thể đối với các khu vực đã có kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản và đã được Bộ Công Thương đề xuất bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản hiện đang xây dựng, Tổng cục tổng hợp, khoanh định, dự kiến đề xuất Bộ có Công văn lấy ý kiến của Bộ Công Thương làm cơ sở để đề xuất điều chỉnh.

Đối với các khu vực dự trữ chưa hoàn thành công tác đánh giá tiềm năng khoáng sản, Tổng cục đề xuất bố trí vốn cho các Đề án sớm hoàn thành công tác đánh giá khoáng sản, tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh trong việc rà soát về hiện trạng các dự án đầu tư, các quy hoạch đô thị.

img_6767.jpg
Toàn cảnh cuộc họp

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên thống nhất với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc đưa 3 loại khoáng sản: chì-kẽm, sắt-laterit và cromit ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, đồng thời, yêu cầu Tổng cục xem xét lại các diện tích và thời hạn dự trữ đối với các khoáng sản còn lại (than, bauxit, đá hoa trắng, cát trắng và đất hiếm).


Nguồn TN&MT

 
  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.