Mỗi một giây, rừng Amazon mất 18 cây

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2022 | 10:05:21 Sáng

Ngày18/7, một báo cáo của tổ chức môi trường MapBiomas cho biết, Brazil đã mất khoảng 42.000 km2 thảm thực vật bản địa trong ba năm qua.



Giải phóng mặt bằng làm nông nghiệp là nguyên nhân chính của nạn phá rừng ở Brazil
Báo cáo dựa trên dữ liệu vệ tinh cho thấy nạn phá rừng ở Brazil đã tăng hơn 20% từ 13.789 km2 vào năm 2020 lên 16.557 km2 vào năm 2021. Theo đó, khoảng 111,6 ha thảm thực vật bản địa đã bị tàn phá mỗi giờ, tương đương 1,9 ha mỗi phút, hoặc 18 cây mỗi giây.
Giải phóng mặt bằng làm nông nghiệp là nguyên nhân chính, chiếm gần 97% diện tích đất bị phá, ngoài ra còn do hoạt động khai thác khoáng sản, đô thị hóa, phát quang đất để xây dựng các nhà máy điện gió và điện mặt trời.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia (INPE), trong nửa đầu năm 2022, rừng Amazon của Brazil đã mất 3.988 km2.

Lâm Hà (T/h)


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường



  •  
Các tin khác

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.

Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học cao và chứa đựng nhiều loài thực vật quý, hiếm và nguy cấp.

EDP gia nhập thị trường năng lượng Việt Nam từ 2019, đầu tư 500 triệu USD vào các dự án điện gió và mặt trời ở miền Nam, đạt tổng công suất 500 MW. Đây là đóng góp quan trọng của EDP vào sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam.