Hải Phòng: Giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/8/2022 | 8:51:22 Sáng

Hải Phòng sẽ thực hiện ba giải pháp chính là lắp đặt các trạm quan trắc tự động trên các sông; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải hai bên bờ các nguồn nước ngọt và cấm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hải Phòng: Giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt

 

Để bảo vệ nguồn nước ngọt, nhất là nguồn nước thô sinh hoạt của TP cũng như là ngăn chặn, hướng tới việc chấm dứt tình trạng xả thải chưa qua xử lý vào nguồn nước, Hải Phòng sẽ thực hiện ba giải pháp chính là lắp đặt các trạm quan trắc tự động trên các sông; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải hai bên bờ các nguồn nước ngọt và cấm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.

tm-img-alt
Ảnh: Sông Đa Độ đoạn qua khu vực huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng (Ảnh Nam Phong)

Xác định nguồn ô nhiễm chính cho nguồn nước ngọt, nước thô sinh hoạt đến từ các khu dân cư tập trung, từ các cơ sở kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ cũng như một số các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản này. Theo đó, Hải Phòng sẽ xây dựng tới 30 Nhà máy xử lý nước thải tập trung. Trong đó có 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị, 13 nhà máy xử lý nước thải tại các đô thị vệ tinh, thị trấn để xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải vào nguồn nước chung.

 

Tuy nhiên, do chưa bố trí được kinh phí, đến nay, Hải Phòng mới xây dựng được 1 nhà máy xử lý nước thải tại đô thị (Nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Niệm, quận Lê Chân) để xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ba quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An. 5 nhà máy xử lý nước thải còn lại tại các đô thị vệ tinh thì có tới 3 nhà máy xử lý nước thải trên huyện đảo Cát Hải, 2 nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.

Đáng nói hơn cả, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng tại các đô thị vệ tinh lại không gần các nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước sạch. Trên 2 tuyến sông Rế, Đa Độ, nguồn cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch Hải Phòng được xác định có nhiều điểm dân cư, khu công nghiệp nhỏ là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ngọtchỉ có duy nhất Nhà máy xử lý nước thải Tràng Minh công suất 1.500 m3/ngày (phường Tràng Minh, quận Kiến An) được xây dựng để xử lý nước thải từ làng nghề Tràng Minh vào sông Đa Độ. Còn lại, hai tuyến sông Rế, sông Đa Đô vẫn chưa có Nhà máy xử lý nước thải cho các khu, cụm dân cư vào nguồn nước như trong quy hoạch.

Tương tự, việc triển khai Dự án xây dựng các trạm quan trắc tự động giai đoạn 2016- 2020 với mục tiêu xây dựng 9 trạm quan môi trường nướctrên 6 sông có tổng mức đầu tư 107 tỷ đổng được xác định chưa có kinh phí. Hiện nay, việc quan trắc môi trường nước được tiến hành thủ công, quan trắc định kỳ, theo kế hoạch.

 

Hầu hết, hai bờ kênh, sông các nguồn nước ngọt chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ khu dân cư, các trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ vì phải đợi quy hoạch chung của Hải Phòng mới lập được quy hoach thu gom, xử lý nước thải ven sông.

Ông Cao Văn Quý – Phó Tổng giám đốc Cty Cp Cấp nước Hải Phòng cho biết: "trước thực trạng nguồn nước thô của thành phố bị ô nhiễm phía công ty đã có nhiều biện pháp, hoạt động để kiểm soát chất lượng nước trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, công ty đã đề nghị các cơ quan chức năng TP Hải Phòng quan tâm, quy hoạch, đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trong chương trình Nông thôn mới. Đầu tư hệ thống tách nước thải, phân luồng nước thải tập trung cho các khu dân cư, làng nghề; tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước được triển khai từ các công trình, dự án được cấp phép; nâng cao chất lượng bảo vệ công trình thuỷ lợi dọc các sông bị lấn chiếm, ngăn chặn, giải toả kịp thời, cắm mốc hành lang bảo vệ các nguồn nước chưa hoàn thành.”

Được biết, để cải thiện chất lượng nguồn cung nước ngọt, ngăn chặn triệt để các nguồn gây ô nhiễm xả thải ra sông, kênh, hồ cấp nước ngọt, Hải Phòng cần xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu vực ven nguồn nước ngọt, ngăn chặn tình trạng xả nước thải vào các nguồn nước này. Trước mắt, các đô thị vệ tinh, thị trấn Rế (huyện An Dương), Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ), An Lão (huyện An Lão), quận Kiến An nằm gần các nguồn nước ngọt sông Rế sông Đa Độ, sông Giá cần được xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải vào nguồn nước ngọt.

 

Hải Phòng cũng cần ưu tiên xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý cục bộ các điểm ô nhiễm nặng tại các làng nghề Mỹ Đồng, Thiên Hương (huyện Thuỷ Nguyên) khi nước thải chưa qua xử lý từ các làng nghề này vẫn đang ngày đêm xả vào nguồn nước ngọt sông Giá. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng cần xây các đập điều tiết, các trạm bơm để đẩy nước thải ra khỏi các dòng sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ...

Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, trong để xuất của mình, UBND TP Hải Phòng cũng kiến nghị song song với việc ưu tiên cấp kinh phí để thực hiện bảo vệ nguồn nước ngọt, Hải Phòng dự kiến sẽ thu phí bảo vệ môi trườngnước thải sinh hoạt khu vực nông thôn, những xã, thị trấnđã có hệ thống cấp nước sạch để bù đắp kinh phí bảo vệ nguồn nước ngọt.

Theo Ông Lê Anh Quân- Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: về lâu dài, Hải Phòng sẽ ưu tiên xây dựng 30 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại đô thị chính, đô thị vệ tinh gần các lưu vực sông cấp nước ngọt; xây dựng hệ thống thu gom nước mưa tách khỏi hệ thống thu gom nước thải, nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải cũng như tăng cường giám sát việc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua hình thức giám sát tự động, trực tuyến; xây dựng, nhân rộng mô hình quần chúng tham gia bảo vệ chất lượng các nguồn nước, đặc biệt là các nguồn cấp nước ngọt cho Hải Phòng./.

Nam Phong


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.

Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học cao và chứa đựng nhiều loài thực vật quý, hiếm và nguy cấp.

EDP gia nhập thị trường năng lượng Việt Nam từ 2019, đầu tư 500 triệu USD vào các dự án điện gió và mặt trời ở miền Nam, đạt tổng công suất 500 MW. Đây là đóng góp quan trọng của EDP vào sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam.