Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang bị thu hẹp nghiêm trọng

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2022 | 3:14:22 Chiều

Mặc dù có vai trò quan trọng, là “lá phổi xanh” không thể thiếu để bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển, song hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang bị thu hẹp nghiêm trọng.

Theo một báo cáo chuyên đề của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã suy giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 1943-2000, từ 450.000 ha tại năm 1943 xuống khoảng 155.290 ha vào năm 2000.
tm-img-alt
Tuy chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng của Việt Nam, rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng ngập mặn trong giai đoạn này bao gồm chuyển đổi rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, mất rừng do bom đạn chiến tranh, và do đô thị hóa. Mất rừng ngập mặn dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, mất sinh cảnh và các bãi sinh sản cho nhiều loài cá và thủy sản, phá hủy chu trình dinh dưỡng trong các vùng rừng ngập mặn, và đặc biệt là làm suy giảm các dịch vụ hệ sinh thái. 

Hơn 20 năm qua, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể nguồn lực vào hàng loạt các sáng kiến và chương trình để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Điều này đã giúp diện tích rừng ngập mặn đã tăng từ 155.290 ha lên 164.701 ha trong giai đoạn từ 2000 đến 2017. Như vậy, trong giai đoạn này, diện tích rừng ngập mặn đã tăng trung bình hàng năm khoảng 554 ha.

Theo một thống kê khác của ngành Lâm nghiệp, năm 2019 diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam 256,3 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng 150,1 nghìn ha (trong đó: rừng tự nhiên: 54,7 nghìn ha, rừng trồng: 95,3 nghìn ha), diện tích chưa thành rừng 106,2 nghìn ha.

 

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, vùng ven biển là nơi đối mặt trực diện với các tác động của biến đổi khí hậu (IMHEN và UNDP 2015). Tuy diện tích chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng của Việt Nam (14,4 triệu héc-ta), rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ nhấn mạnh vai trò quan trọng của rừng ngập mặn thông qua các chính sách, ví dụ như Nghị định 119/2016/NĐ-CP, với cam kết bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn theo hướng bền vững, đặc biệt tại các vùng ven biển. Quản lý và phục hồi rừng ngập mặn cũng được coi là một giải pháp quan trọng nêu tại Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết (INDC) của Việt Nam.

Các nghiên cứu đều cho thấy rừng ngập mặn ven biển vượt trội hơn so với hầu hết các khu rừng khác về khả năng lưu giữ carbon, giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách loại bỏ khí cacbonic khỏi tầng khí quyển, phần lớn được lưu trữ trong sinh khối. Mặt khác, nhờ có rừng ngập mặn nên nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên.

Với vai trò là "bức tường xanh”, rừng ngập mặn cũng sẽ làm hạn chế thiệt hại trong sản xuất và đời sống người dân do thiên tai, bão lũ gây ra, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, hạn chế tình trạng mặn xâm nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản ổn định và bền vững thông qua việc chặn gió biển, cải tạo làm sạch môi trường.


Lâm Hà



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.