Thanh Hóa công bố hiện trạng rừng năm 2022

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 4:44:46 Chiều

Số liệu hiện trạng rừng năm 2022 là cơ sở để chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và lập kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, theo dõi diễn biến rừng cho năm tiếp theo.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt, công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hoá năm 2022. Theo đó, diện tích rừng hiện có của tỉnh là 647.737,35 ha.
Trong đó, diện tích có rừng tự nhiên là 393.361,33 ha; diện tích có rừng trồng là 254.376,02 ha.
Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn tỉnh là 595.935,29 ha, độ che phủ của rừng tương ứng 53,6%.

Ảnh minh hoạ 
Biểu tổng hợp diện tích các loại đất, loại rừng theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và toàn tỉnh được cập nhật, tổng hợp trên phần mềm diễn biến rừng.
Số liệu hiện trạng rừng năm 2022 là cơ sở để chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và lập kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, theo dõi diễn biến rừng cho năm tiếp theo. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm công khai và cung cấp thông tin, kết quả hiện trạng rừng năm 2022 trên địa bàn để các tổ chức, cá nhân thống nhất sử dụng.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm công khai và cung cấp thông tin, kết quả hiện trạng rừng năm 2022 trên địa bàn tỉnh để thống nhất khai thác, sử dụng.

Hoàng Minh


Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.

Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), là một trong những khu vực có độ đa dạng sinh học cao và chứa đựng nhiều loài thực vật quý, hiếm và nguy cấp.

EDP gia nhập thị trường năng lượng Việt Nam từ 2019, đầu tư 500 triệu USD vào các dự án điện gió và mặt trời ở miền Nam, đạt tổng công suất 500 MW. Đây là đóng góp quan trọng của EDP vào sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt Nam.