Biến đổi khí hậu cũng là một “cuộc khủng hoảng”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/9/2021 | 10:50:05 Sáng

Người dân Đông Nam Á nhìn nhận rằng biến đổi khí hậu cũng là một “cuộc khủng hoảng” như đại dịch COVID-19 và cần thiết phải có thêm nhiều nỗ lực để đối phó với vấn đề này.

Theo báo cáo được công bố ngày 16/9 của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore (ISEAS Yusof Ishak) cho thấy nguy cơ lụt lội (81,3% người trả lời), mất đa dạng sinh học (60,2% người trả lời) và nước biển dâng (59,5% người trả lời) tiếp tục được nhìn nhận là 3 tác động lớn nhất do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
nguoi-dan-dong-nam-a-cho-rang-bien-doi-khi-hau-cung-la-mot-cuoc-khung-hoang-1
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do bão Vamco tại Manila, Philippines. Ảnh: Internet
Qua khảo sát người dân từ Lào, Malaysia, Thái Lan thể hiện sự lo lắng nhiều nhất đối với 3 tác động này. Trong khi đó, so với cuộc khảo sát năm 2020, những cơn bão nhiệt đới lại được quan tâm từ ngày càng nhiều người đến từ Indonesia và Malaysia. Ở Indonesia, Philippines và Singapore, vấn đề mất đa dạng hệ sinh học không còn được xem là tác động hàng đầu do biến đổi khí hậu gây ra nữa, mà thay vào đó là vấn đề lụt lội hoặc sạt lở đất do các trận mưa lũ gây ra.
Khảo sát cũng cho thấy hầu hết đa số những người được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề biến đổi khí hậu khi cho rằng đây là vấn đề cấp bách lớn nhất và là "mối đe dọa ngay trước mắt nghiêm trọng” đối với đất nước. Hơn 1 nửa số người được hỏi cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đã và đang thể hiện được vai trò lãnh đạo chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng cũng có không ít người cho rằng chưa có một quốc gia nào làm tròn vai trò lãnh đạo về khí hậu. Đặc biệt khi được hỏi quốc gia nào có khả năng đóng vai trò chủ động hơn trong các vấn đề liên quan khí hậu, 3 lựa chọn hàng đầu của những người được hỏi là EU, Nhật Bản và Mỹ.
Trong khi đó, ở cấp độ khu vực, có tới 44,3% người được hỏi trả lời là "không chắc” và tới 23,9% người được khảo sát không đồng ý với ý kiến cho rằng "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASE). Liên quan đến việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu khí thải carbon, báo cáo của ISEAS Yusof Ishak cho thấy mức độ tin tưởng vào tiến trình chuyển đổi năng lượng tái tạo tại ASEAN là ở mức thấp. Đa số những người được hỏi chỉ đánh giá ở mức điểm 4,6 (0 là thấp nhất, 10 là cao nhất) đối với mục tiêu của ASEAN đặt ra là năng lượng tái tạo chiếm 23% trong tổng số các nguồn năng lượng vào năm 2025. Trong khi đó, ngược lại, mức độ tin tưởng vào sự cạnh tranh kinh tế có được từ các chính sách chống biến đổi khí hậu tốt hơn lại tương đối cao, đạt mức 6,6 điểm.
Về vấn đề phục hồi xanh, 45,6% số người được hỏi không đồng ý và 38,7% số người trả lời không chắc chắn với ý kiến cho rằng các gói kích thích chi tiêu của chính phủ sẽ có sự đóng góp vào sự phục hồi xanh tại từng nước.
Giám đốc của ISEAS Yusof Ishak, những kết quả của báo cáo khảo sát năm nay cho thấy người dân Đông Nam Á nhìn nhận rằng biến đổi khí hậu cũng là một "cuộc khủng hoảng” như đại dịch COVID-19 và cần thiết phải có thêm nhiều nỗ lực để đối phó với vấn đề này.
Việc những người tham gia khảo sát tin rằng những chính sách tốt hơn và có sự đổi mới sáng tạo hơn sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh kinh tế cũng sẽ có thể trở thành sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chính phủ và các công ty tư nhân trong việc theo đuổi các sáng kiến về biến đổi khí hậu trong khu vực.

Bùi Huyền
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.