Thái Bình: Chú trọng công tác bảo vệ môi trường ở vùng biển Tiền Hải

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/9/2021 | 11:53:45 Sáng

Bên cạnh ô nhiễm từ khu công nghiệp, Tiền Hải còn phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ các hoạt động nông nghiệp. Kết quả quan trắc môi trường biển vùng ven bờ thì có biểu hiện 3 chất ô nhiễm là dầu, kẽm và chất thải lỏng hữu cơ luôn có hàm lượng cao

Tiền Hải là huyện ven biển, trên địa bàn huyện có khu công nghiệp khí mỏ với 36 doanh nghiệp đang hoạt động gồm các ngành nghề như: sản xuất sứ vệ sinh dân dụng, gạch ốp lát, thuỷ tinh, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, còn phải kể đến các cơ sở sản xuất riêng lẻ trên địa bàn huyện, các khu du lịch bãi biển và các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản trên biển và vùng ven biển.
Theo báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp là nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép 5937, 5938/2005; nước thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp có các thông số COD, SS, BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 10 lần TCVN 5945 - 2005.
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số COD, BOD5, dầu mỡ khoáng, colifom vượt tiêu chuẩn cho phép 4; 2,9; 1,4; 8; 3- 6 lần TCVN 5942 - 1995 chất lượng mặt nước. Cá biệt đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen cadimi. Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở chưa được thu gom xử lý theo quy định.
Thực tế hiện nay một số cơ sở sản xuất đã tập kết các chất thải rắn tại ven đường từ UBND huyện đi xuống khu du lịch Đồng Châu vừa gây mất mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng đó, huyện Tiền Hải đã quy hoạch khu vực thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp. Hy vọng với sự đi vào hoạt động của khu xử lý thì tình trạng tồn đọng chất thải rắn công nghiệp hiện nay sẽ cơ bản được giải quyết.
Hiện nay, huyện Tiền Hải còn phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ các hoạt động nông nghiệp. Kết quả quan trắc môi trường biển vùng ven bờ thì có biểu hiện 3 chất ô nhiễm là dầu, kẽm và chất thải lỏng hữu cơ luôn có hàm lượng cao và có thể tạo ra những điểm nóng ô nhiễm ở các vùng cửa sông lớn đổ ra biển. Một số điểm có biểu hiện rõ ô nhiễm do kim loại nặng, tồn dư thuốc trừ sâu có hàm lượng cao hơn từ 2- 4 lần so với các khu vực ven biển khác.
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp và PTNT, trung bình một năm toàn tỉnh sử dụng từ 250 - 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm tấn phân bón hoá học các loại. Đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra các sông nội đồng.
Cùng với đó, các chất thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động trên biển như hoạt động vận tải; đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản... đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản và diện tích mặt nước ven biển có khả năng phát triển kinh tế biển.

Phát triển du lịch cùng với bảo vệ môi trường biển cần được quan tâm đúng mức. Ảnh minh họa 
Bãi biển Đồng Châu và khu du lịch Cồn Vành lâu nay là nơi để khách du lịch đến tham quan vui chơi. Tuy nhiên, công tác vệ sinh môi trường ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Rác thải, chất thải hàng ngày chưa qua xử lý được "đẩy tự do” xuống biển cũng đã góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Làm thế nào để đưa việc quản lý môi trường đi vào nền nếp đáp ứng được yêu cầu, trong đó có môi trường biển và vùng ven bờ? Trước hết cần khẳng định: Phải gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường để có sự phát triển bền vững. Do đó, phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý môi trường biển cho các cấp huyện và xã, đặc biệt là những xã ven biển.
Cần quản lý và xử lý nghiêm những vi phạm về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất. Nhất là khẩn trương quy hoạch tổng thể và xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống các khu công nghiệp tập trung có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đúng quy định pháp luật bảo vệ môi trường.. Bảo đảm nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý theo TCVN mới được phép thải vào các sông tiếp nhận.
Điều quan trọng nhất và cần làm ngay đó là ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ đầu nguồn và quản lý chặt chẽ các lưu vực sông đổ ra biển. Quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch tại các bãi biển. Các khu du lịch có quy chế riêng và các hoạt động dịch vụ phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan quản lý có kế hoạch, quy hoạch cụ thể vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đặc biệt là cần có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường biển, tăng cường bảo vệ bờ biển, môi trường biển để tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, đồng thời bảo đảm bền vững cho phát triển kinh tế biển của địa phương.

Nguồn Môi trường và Đô thị (Th)
  •  
Các tin khác

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Ngày 7/3, tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị" đã được tổ chức tại Hà Nội.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Thời gian gần đây, kinh tế tuần hoàn được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông. Nó được xem là một giải pháp góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, tái chế nhựa được quan tâm hàng đầu nhưng lại không đơn giản.