Đà Nẵng: Thí điểm kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/2/2022 | 8:47:42 Sáng

Sáng 25/2, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng phát động chương trình thí điểm kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố.

tm-img-alt
Các đơn vị kí kết thỏa thuận hợp tác chương trình. Ảnh: Internet

Thông tin từ Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết, thí điểm kiểm soát khí thải xe máy đang lưu hành là một hoạt động phù hợp với định hướng của Chính phủ và hướng đến mục tiêu xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường. Thời gian qua, Bộ TN&MT cũng đã có hướng dẫn các thành phố xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí tại địa phương.

Chương trình có ý nghĩa quan trọng nhằm thu thập thông tin về mức phát thải khí thải của xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành. Từ đó bước đầu đánh giá hiệu quả của các giải pháp bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông; cung cấp thông tin thực tiễn để xây dựng các quy định, chính sách, quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy, cũng như nâng cao nhận thức, bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người dân Thành phố.

Chương trình được triển khai từ nay đến tháng 11 với khoảng 3.000 xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn sẽ được kiểm tra khí thải miễn phí. Các chuyên gia sẽ tư vấn về tình trạng xe và các giải pháp khắc phục vấn đề liên quan đến khí thải nhằm đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe.

Thông qua các phiếu khảo sát về chính sách đo kiểm khi thải, ý kiến của các chủ phương tiện sẽ được thu thập, tổng hợp và phân tích để đánh giá sự đồng thuận của người dân với chính sách đo kiểm khi thải. Bên cạnh đó, sẽ tham vấn ý kiến của đại diện các sở, ban, ngành để tìm hiểu về các rào cản và động lực đối với việc kiểm soát khí thải tại TP. Đà Nẵng.

Trúc Ngân


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.