Nửa triệu người Ấn Độ phải rời bỏ nhà cửa để chạy lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 9:42:57 Sáng

Hơn 500.000 người ở bang Assam, Đông Bắc Ấn Độ đã phải rời bỏ nhà cửa để tránh lũ lụt do mưa lớn gây ra. Trận lũ khiến 7 người chết đuối và tình hình có thể sẽ diễn biến tồi tệ hơn nữa.


tm-img-alt
Người dân đang xuống thuyền sau khi sơ tán khỏi một ngôi làng bị ngập lụt ở huyện Nagaon, bang Assam, Ấn Độ. Nguồn: Reuters

Brahmaputra, một trong những con sông lớn nhất thế giới chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ và nước láng giềng Bangladesh đã vỡ bờ ở bang Assam thuộc Đông Bắc Ấn Độ trong vài ngày qua, gây ngập lụt và nhấn chìm hơn 1.500 ngôi làng.

Bên cạnh đó, những trận mưa xối xả đang trút xuống hầu hết các bang có địa hình gồ ghề ở Đông Bắc Ấn Độ và dự báo sẽ tiếp tục có mưa lớn trong ngày 19 và 20/5.

Trao đổi với Hãng tin Reuters (Anh), ông Pijush Hazarika, người đứng đầu Cơ quan Tài nguyên nước bang Assam cho biết: "Hơn 500.000 người đã bị ảnh hưởng, tình hình lũ lụt đang trở nên nghiêm trọng trong từng giờ, đã có 7 người chết đuối do lũ lụt trong những ngày qua. Một số người đã phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán đến nơi khác an toàn hơn”.

 

Các binh lính của quân đội Ấn Độ đã giải cứu hơn 2.000 người bị mắc kẹt ở thành phố Hojai thuộc bang Assam. Hiện tại, công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục được tiến hành.

Trong khi đó, các nhà chức trách quốc gia nhận định mực nước ở sông Brahmaputra ​​sẽ tiếp tục tăng thêm.

Người giám sát công tác cứu trợ, Jogen Mohan cho biết: "Tình hình vẫn còn rất nghiêm trọng. Quận Dima Hasao là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cả đường sắt và đường bộ đều bị đứt gãy do lũ lụt và lở đất”.

 

Trong một diễn biến khác, các thành phố khác ở Ấn Độ, đặc biệt là thủ đô New Delhi đang phải hứng chịu một đợt nắng nóng gay gắt kéo dài.


Nguồn TN&MT

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản 1576/UBND-XD về việc dừng sử dụng xe ba bánh chạy bằng động cơ điện thu gom, vận chuyển rác thải tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Các nhà quản lý đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng không khí tại Hà Nội chính là ô nhiễm bụi PM2.5, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân đang sinh sống và làm việc tại thủ đô.

Bãi chôn lấp rác lộ thiên không chỉ là nơi xử lý rác thải mà còn là nguồn gốc của các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là phát thải methane. Methane, một loại khí thải mạnh mẽ, góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu.