Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn: KH&CN là giải pháp đạt mục tiêu không phát thải vào năm 2050

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/6/2022 | 9:22:26 Sáng

Theo Quyết định số 687/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phê duyệt, Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” hướng đến hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Theo Quyết định số 687/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phê duyệt, Đề án "Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” hướng đến hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Những mục tiêu đáng chú ý của đề án là góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về không vào năm 2050; đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường. Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, và trong tăng cường tỷ lệ che phủ rừng, 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế…

Để đạt mục tiêu này, KH&CN được xác định là một trong những giải pháp quan trọng của đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn. Do đó, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN các nhiệm vụ chính:

- Thúc đẩy hài hòa hóa các tiêu chuẩn đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ mô hình kinh tế tuần hoàn.

 

- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu về quy trình xác nhận áp dụng công nghệ môi trường hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn; Thúc đẩy ứng dụng quy trình và xây dựng các cơ chế khuyến khích thử nghiệm đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cho quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.

- Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN thân thiện với môi trường vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ liên quan; Thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn.

- Nghiên cứu, lồng ghép các tiêu chí về kinh tế tuần hoàn gắn với ứng dụng KH&CN trong từng ngành, nghề cụ thể trong các quy hoạch Đề án, dự án liên quan tới phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững.


Nguồn khoahocphattrien.vn

 
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.