Nồng độ kim loại trong không khí Hà Nội cao hơn Nha Trang và Đà Lạt

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/6/2022 | 9:59:12 Sáng

Hầu hết các nồng độ kim loại trong không khí cao nhất phát hiện ra đều ở Hà Nội, trong đó đáng chú ý là mangan, nhôm, vladi, crom, sắt, niken, kẽm…

Giáo sư Lê Hồng Khiêm (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và các cộng sự ở ĐH Đà Lạt, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Phòng thí nghiệm Vật lý neutron (Viện Liên hợp hạt nhân Dubna) đã có thêm những dữ liệu mới về nồng độ các kim loại trong không khí Hà Nội, Đà Lạt và Nha Trang.

Đó là công bố "Nghiên cứu về dấu vết kim loại trong không khí ở các địa điểm thuộc đồng bằng sông Hồng và cao nguyên miền Nam bằng kỹ thuật giám sát sinh học rêu và phân tích kích hoạt neutron" trên tạp chí Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học sử dụng 45 mẫu rêu Barbula đặt tại trung tâm Hà Nội, Hải Dương, Nha Trang và Đà Lạt vào cuối mùa mưa năm 2019. Sau khi thu thập mẫu vật, họ sử dụng phương pháp phân tích kích hoạt neutron để xác định nồng độ các nguyên tố kim loại tại Phòng thí nghiệm vật lý neutron Frank (FLNP) và phát hiện ra 29 nguyên tố. Hầu hết các nồng độ kim loại cao nhất họ phát hiện ra đều ở Hà Nội, trong đó đáng chú ý là mangan, nhôm, vladi, crom, sắt, niken, kẽm… Nguồn gốc của các ô nhiễm này đều từ các hoạt động của con người trong những vùng đô thị có lượng dân số cao.

Đáng chú ý, các mức nồng độ kali và clo cao trong không khí – chỉ dấu liên quan đến phân bón cây trồng, đều được tìm thấy ở các khu vực trồng lúa ở Đồng Tâm, Hải Dương.


Nguồn KH&PT

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.