Thu giữ khí nhà kính không phải là giải pháp toàn diện

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/6/2022 | 3:16:27 Chiều

Các nhà khoa học Anh cho biết việc thu giữ carbon là giải pháp “khó và tốn kém”, và phải tập trung vào việc giảm lượng khí thải.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Vương quốc Anh đang nghiên cứu về công nghệ thu giữ carbon không tin rằng chúng sẽ được phát triển và nhân rộng kịp thời để đạt tới phát thải ròng bằng 0 và giữ mức tăng nhiệt độ nóng toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C.

Các chuyên gia phát biểu tại một sự kiện của Trung tâm loại bỏ khí nhà kính ở London cảnh báo rằng các kỹ thuật này, bao gồm thu khí trực tiếp, nhiên liệu sinh học, than sinh học, trồng rừng và can thiệp thời tiết, không phải là các giải pháp toàn diện, và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tiến trình đi đến phát thải ròng bằng 0.

Thu giữ khí nhà kính không phải là giải pháp toàn diện
Một cơ sở thu giữ và lưu trữ carbon tại Canada. Nguồn ảnh: Reuters

Các nhà tổ chức sự kiện đã thăm dò ý kiến ​​của những người tham dự (chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, cộng với một số quan chức chính phủ và nhà báo) về việc liệu họ có tin rằng các mục tiêu loại bỏ carbon sẽ đạt được hay không. Trong số 114 người đã bỏ phiếu, 57% nói rằng họ "không tin” Vương quốc Anh sẽ đạt được các mục tiêu năm 2030 (loại bỏ 5 triệu tấn khí nhà kính, và trồng cây 30.000 ha mỗi năm); 25% nói rằng họ tương đối tin, và 11% nói rằng không có cơ hội.

Có một cuộc thi do chính phủ Anh tài trợ trị giá 70 triệu bảng để tìm ra những cách tốt nhất để loại bỏ khí nhà kính khỏi bầu khí quyển. Những công nghệ này sẽ bắt đầu loại bỏ một lượng lớn carbon dioxide khỏi khí quyển vào năm 2030, với hy vọng rằng các phương pháp chiến thắng có thể được nhân rộng và sẵn sàng đưa ra thị trường trong thời gian hai năm sau đó.

 

Nhìn chung, chính phủ Anh có vẻ tự tin rằng các phương pháp thu giữ carbon sẽ được phát triển khá nhanh chóng. Ví dụ, Bộ Giao thông Vận tải Anh đã tuyên bố rằng các công nghệ loại bỏ khí nhà kính (GGR) sẽ cho phép người Anh thực hiện "chuyến bay không phát thải" vào cuối năm tới, nhưng những người tham gia chương trình này tỏ ra kém lạc quan hơn.

Nhưng khi được cho xem một thông cáo báo chí tuyên bố rằng những công nghệ này sẽ cho phép các chuyến bay không phát thải vào năm 2023, Giáo sư Mark Taylor, phó giám đốc đổi mới năng lượng tại Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh (BEIS), tỏ vẻ hoài nghi.

Gideon Henderson, nhà khoa học chính tại Cục Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra), cho biết: "GGR rất khó và tốn kém. Và chúng ta không thể coi nó như một vật thay thế để bù đắp cho lượng khí thải tiếp tục gia tăng trong các lĩnh vực đáng nhẽ có thể hạn chế phát thải cacbon. Công nghệ này không phải là cái cớ để không giảm thải cacbon".

 

Cho đến nay, công nghệ phổ biến nhất là thu không khí trực tiếp. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ carbon khỏi không khí, thường là sử dụng những chiếc quạt khổng lồ và làm nóng không khí đến nhiệt độ rất cao. Carbon này sau đó có thể được lưu trữ trong đá hoặc kết hợp với hydro để tạo ra nhiên liệu tổng hợp.

Tuy nhiên đây có thể không phải là câu trả lời cho phát thải ròng bằng 0, do cường độ năng lượng cần thiết và mức độ đắt đỏ của nó.

"Mọi người thấy nó có thị trường lớn nhất, có sự tài trợ từ các công ty Mỹ. Nó giống như một giải pháp toàn diện, có rất nhiều người thích và đây là công nghệ đang được đầu tư,” Taylor nói. "Tôi rất băn khoăn về việc liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất hay không. Nó rất, rất đắt. Vì vậy, một số công nghệ khác có thể nổi lên thay thế.”

 

Nguồn: https://www.theguardian.com/environment/2022/may/30/greenhouse-gas-removal-not-a-silver-bullet-to-achieve-net-zero


Nguồn khoahocphattrien.vn

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản 1576/UBND-XD về việc dừng sử dụng xe ba bánh chạy bằng động cơ điện thu gom, vận chuyển rác thải tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Các nhà quản lý đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng không khí tại Hà Nội chính là ô nhiễm bụi PM2.5, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân đang sinh sống và làm việc tại thủ đô.

Bãi chôn lấp rác lộ thiên không chỉ là nơi xử lý rác thải mà còn là nguồn gốc của các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là phát thải methane. Methane, một loại khí thải mạnh mẽ, góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu.