Nắng nóng kỷ lục ở Châu Âu

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/6/2022 | 3:23:57 Chiều

Cuối tuần qua, các nước Tây Ban Nha, Pháp và các quốc gia Tây Âu khác đã hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, dẫn đến một số đám cháy rừng.

Mức nhiệt hơn 40 độ C được ghi nhận ở các khu vực của Tây Ban Nha suốt tuần qua. Cơ quan phản ứng khẩn cấp phải ứng phó với một số vụ cháy rừng ở miền bắc nước này hôm 19/6. Vụ cháy đáng báo động nhất xảy ra ở dãy núi Sierra de Culebra đã phá hủy hơn 25.000 ha rừng, theo chính quyền khu vực.

Lực lượng cứu hỏa cho biết nhiệt độ dịu hơn vào đêm đã giúp việc chữa cháy thuận lợi hơn. Người dân của khoảng 20 ngôi làng phải sơ tán đã được phép trở về nhà.

Cháy rừng cũng xảy ra ở Đức, nơi nhiệt độ lên tới 38 độ C ở các bang phía đông Brandenburg, Thuringia và Sachsen. Tại thành phố Cottbus, bang Brandenburg, nhiệt độ là 38,7 độ C, mức cao nhất trong tháng 6 ở Đức.

Chính quyền địa phương cho biết một đám cháy ở Brandenburg, ngoại ô thủ đô Berlin, đã khiến 700 người phải sơ tán, vì ngọn lửa đe dọa 3/4 thị trấn Treuenbrietzen.

 

Tại bang Vorarlberg, phía tây nước Áo, nhiệt độ đạt kỷ lục 36,5 độ C ở thị trấn Feldkirch, giáp biên giới với Thụy Sĩ. Viện khí tượng ZAMG của nước này cho biết tháng 6 này đã chứng kiến số ngày vượt 30 độ C gấp đôi bình thường.

tm-img-alt
Người dân bơi trên sông Limmat tại Letten, Zurich, Thụy Sĩ, ngày 18-6 - Ảnh: AP

Phần lớn Thụy Sĩ cũng hứng chịu nắng nóng. Cơ quan khí tượng nước này cho biết ngày 19/6 chứng kiến thêm nhiều kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ. Khi Geneva ngột ngạt dưới cái nóng 35 độ C, một số thị trấn khác cũng ghi nhận mức nhiệt cao, như ở Neuchatel và Fahy, nền nhiệt vượt mức kỷ lục 34 độ C.

Đài khí tượng quốc gia Meteo France của Pháp cho biết Biarritz, khu nghỉ mát ven biển nổi tiếng ở phía tây nam, ghi nhận nhiệt độ cao nhất mọi thời đại vào chiều 18/6, với 42,9 độ C. Nhiều nơi trong khu vực cũng vượt ngưỡng 40 độ C.

 

Do giới chức cấm tắm ở sông Seine, những người dân Paris ngột ngạt đã tìm đến các đài phun nước của thành phố để làm dịu oi bức. "Đây là đợt nắng nóng sớm nhất từng được ghi nhận ở Pháp kể từ năm 1947", Matthieu Sorel, nhà khí hậu học tại Meteo France, cho biết.

Một số thị trấn ở miền bắc Italy đã áp giới hạn nguồn cung nước cho các hộ gia đình, trong khi hiệp hội nông nghiệp Coldiretti cho biết bò sữa ở nước này tiết ra ít sữa hơn 10% do nắng nóng.

Nhiệt độ tăng cao trùng với dự đoán của các nhà khoa học rằng những hiện tượng như vậy sẽ xảy ra sớm hơn trong năm do hiện tượng nóng lên toàn cầu đáng lo ngại.


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam (T/h)

 
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.