Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2022 | 3:28:03 Chiều

Nhiếp ảnh gia Muntaka Chasant đã ghi lại bức ảnh về hàng ngàn bộ quần áo bị vứt bỏ trên một bãi biển ở châu Phi. Nó cho thấy tác động môi trường cực kỳ nguy hiểm của thời trang nhanh.

Chasant chia sẻ với Petapixel, anh bắt gặp cảnh tượng trên ở Ghana và đã nhanh chóng chụp được những bức ảnh đầy cảm xúc và nhắc nhớ chúng ta về thực trạng thời trang nhanh đang phá hủy môi trường như thế nào.
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 1
Chasant giải thích: "Tôi đã phải bước xuống nước để chụp hầu hết những cảnh khiến tôi thót tim. Ghi lại hình ảnh những bộ quần áo bị vứt bỏ đi là một phần trọng tâm trong nghiên cứu về địa lý rác thải và làm nổi bật chi phí môi trường, gánh nặng của thời trang nhanh".
Những bức ảnh đáng lo ngại được chụp tại thủ đô Accra của Ghana. Như trong ảnh có thể thấy hàng đống quần áo ướt sũng nằm rải rác trên cát. Nhiều mặt hàng thời trang nhanh ở nước này hầu hết được nhập từ Mỹ và Vương quốc Anh,…
Ghana là quê hương của ngành công nghiệp quần áo cũ. Tại đây bán khá nhiều quần áo từ các quốc gia phương Tây bị thải bỏ và sau đó được vận chuyển để bán lại và tái sử dụng. Tuy nhiên quốc gia châu Phi này hiện đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu.
Những sản phẩm may mặc được người dân địa phương gọi là "Obroni W'awu" và được dịch là "quần áo của người da trắng đã chết". Nó thường là quần áo tặng của những người phương Tây có thiện ý và người dân địa phương sẽ nhận chúng và phân loại một vài mặt hàng chất lượng để bán. Bất cứ thứ gì họ không thể bán được đều bị vứt bỏ bên bờ sông Odaw và sau đó trôi ra biển. Kết quả là dẫn tới ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 2
Có tới 40% quần áo bị vứt bỏ ở nơi đây và vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì các trang phục mới và các mặt hàng thời trang nhanh kém chất lượng đang được nhập về ngày một nhiều.
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 3
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 4
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 5
Sốc với hình ảnh rác thải nhựa từ thời trang nhanh đang hàng ngày làm ô nhiễm đại dương - Ảnh 6
Nó cũng có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực dệt may của chính Ghana khi các thương nhân địa phương không thể cạnh tranh với làn sóng quần áo giá rẻ tràn vào từ nước ngoài.
Không chỉ có bộ ảnh chụp về rác thải nhựa từ thời trang nhanh, nhiếp ảnh gia tài liệu Muntaka Chasant còn tập trung vào hoạt động tương tác giữa con người và môi trường, những thách thức mới nổi, tình trạng ô nhiễm ở những nơi như đầm phá Korle, nơi hàng ngàn chất thải nhựa sử dụng một lần đổ ra đại dương.


Nguồn Giadinh.net.vn
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.