10 doanh nghiệp gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới năm 2021

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:52:03 Sáng

Báo cáo kiểm toán thương hiệu năm 2021 được phát hành bởi tổ chức Break Free From Plastic đã đưa ra danh sách 10 doanh nghiệp gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới năm 2021.

10 doanh nghiệp gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới năm 2021
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo đó, Coca Cola, Pepsico, Unilever, Nestlé, P&G, Mondelez International, Philip Morris International, Danone, Mars. Inc và Colgate-Palmolive lần lượt là những thương hiệu nằm trong top 10 doanh nghiệp xả thải nhiều nhựa nhất ra môi trường năm 2021.
Theo ông Abigail Aguilar, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của các chiến dịch về nhựa thuộc tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho biết, không có điều gì ngạc nhiên khi các thương hiệu nổi danh toàn cầu kể trên luôn nằm trong top những doanh nghiệp xả nhiều rác nhựa nhất. 
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, ngành công nghiệp nhựa nguyên sinh và ô nhiễm rác thải nhựa là những thủ phạm đứng sau khủng hoảng biến đổi khí hậu, bên cạnh những tác động tiêu cực tới môi trường sống, đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và sinh kế của nhiều người.


Bắc Lãm



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.