Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/12/2022 | 9:53:03 Sáng

Đây là nội dung chính trong diễn đàn: Trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 diễn ra hôm nay tại Hà Nội.

Ngày 14/12 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn: "Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.
Tham dự diễn đàn có TSKH. Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam; TS. Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam.

Quang cảnh diễn đạt
Tại Diễn đàn, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là xu thế để hướng tới phát triển "xanh."
Vì thế, trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu trên là vấn đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam cùng thế giới chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là những hành động thiết thực nhằm thực hiện chính sách cũng như chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Nói thêm về vấn đề trên, ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone (Cục Biến đổi khí hậu) cho biết theo Nghị định 06/2022-NĐ-CP và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có 3 điều về ứng phó với biến đổi khí hậu giao Chính phủ quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Theo đó, mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Trong đó, lộ trình chia theo 2 giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 và từ năm 2026 đến hết năm 2030. Từ năm 2026 đến hết năm 2030 sẽ thực hiện các biện pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải theo kế hoạch.
Để thực hiện các quy định trên, hơn 1.900 doanh nghiệp (thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường) sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023.
Tiếp đó, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện kiểm kê, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/3/2025 để thẩm định; hoàn thiện báo cáo kết quả gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025./.


Tuấn Anh



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Đi đầu trong việc triển khai áp dụng quy định mới tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Thành phố Hội An đang tiến hành thí điểm cách thức "tính tiền rác hằng tháng bằng thể tích, cân nặng thông qua túi ni-lông" thay cho phương án thu phí rác truyền thống.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Ngày 7/3, tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Mô hình, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm chất thải nhựa tại các đô thị" đã được tổ chức tại Hà Nội.