Vương quốc Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 3:31:33 Chiều

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tự hào được hợp tác với Bộ Xây dựng và Hội đồng Xây dựng xanh Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo xây dựng Xanh nhằm thúc đẩy ngành xây dựng bền vững, hướng tới một tương lai xanh hơn, lành mạnh hơn cho Việt Nam

Vừa qua, Bộ Xây dựng phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh và Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) tổ chức Hội thảo xây dựng Xanh nhằm thúc đẩy ngành xây dựng bền vững, hướng tới một tương lai xanh hơn, lành mạnh hơn cho Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Ronald Bohlander - Tham tán về biến đổi khí hậu của Đại sứ quán Anh cho biết, một trong những thành tựu lớn nhất tại Hội nghị COP26 là việc hình thành "Thỏa thuận Glasgow” giữa 192 quốc gia nhằm cam kết giảm phát thải khí nhà kính, giữ nhiệt độ Trái đất không tăng thêm quá 1,5 độ C.

Theo đó, ông Ronald Bohlander nhấn mạnh: "Để thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 thì vấn đề then chốt là phải xây dựng một khung chính sách toàn diện, phải đảm bảo là những chính sách này được thực thi một cách nhất quán, đồng thời phải khích lệ những cam kết mạnh mẽ từ các cơ quan và doanh nghiệp lớn. Đồng thời, việc nâng cao kiến thức và áp dụng một cách tốt nhất các chuẩn mực xanh cũng như những công nghệ tiên tiến là vô cùng quan trọng”.

tm-img-alt
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng một nền tảng bền vững hơn cho ngành xây dựng  (Ảnh: Internet)

Ông Bohlander cũng một lần nữa khẳng định, là một trung tâm quốc tế về đổi mới sáng tạo xanh và có kinh nghiệm chuyên môn cao về tăng trưởng bền vững, Vương quốc Anh luôn cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tăng trưởng xanh.

 

Chia sẻ tại về định hướng giải pháp kỹ thuật hướng tới không carbon ròng, bà Phan Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) nhấn mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng những phương pháp thiên nhiên, cung cấp năng lượng tái tạo tại chỗ như tấm pin mặt trời, máy bơm nhiệt… để loại bỏ lượng lớn khí carbon thải ra.

Bà nói thêm: "Ngoài ra, để giảm thiểu carbon hàm chứa trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và tối ưu hiệu quả vật liệu, tái sử dụng vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguyên liệu thô, vật liệu và cấu kiện có hàm lượng carbon thấp như gạch không nung, tấm nhựa tái chế… cũng sẽ góp phần loại bỏ carbon tại nguồn phát thải.”

Tại Hội thảo, các chuyên gia của Vương quốc Anh đã chia sẻ các phương thức đổi mới sáng tạo nhằm loại bỏ carbon trong ngành xây dựng như Khung chính sách cho xây dựng phát thải ròng bằng 0 – một khung chính sách quy định các nguyên tắc cao cấp để đạt được phát thải ròng các-bon bằng 0 cho ngành xây dựng và ngành năng lượng vận hành. Các chuyên gia cũng giới thiệu bộ Tiêu chuẩn xây dựng phát thải ròng carbon bằng 0 – bộ tiêu chuẩn đầu tiên này của Vương quốc Anh sẽ đề ra các mục tiêu thực hiện đơn nhất và đồng thuận cho các loại tài sản khác nhau.

 

Hội thảo là minh chứng cho thấy những nỗ lực liên tiếp của Vương quốc Anh trong việc hỗ trợ Việt Nam  thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu theo công bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 ở Glasgow năm 2021, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế sang phát thải ròng bằng 0. Hiện tại Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, đại diện cho các nước G7 và các đối tác khác, cũng đang đàm phán với Việt Nam về chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).


Hải Đăng (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.