Vi nhựa là trung gian vận chuyển chất gây ô nhiễm

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2023 | 2:41:57 Chiều

Vi nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có thể mang các kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh vào cơ thể sống, từ đó hé lộ rủi ro tiềm ẩn có thể tồn tại khi chúng ta ăn các loại hải sản trong khu vực.

Hiện tại có rất ít dữ liệu về sự hiện diện và rủi ro sức khỏe của hạt vi nhựa ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, TS. Ngô Thị Thúy Hường (Đại học Phenikaa) và các cộng sự bước đầu đã tiến hành điều tra về hiện trạng vi nhựa trong nước mặt, trầm tích và đánh giá nguy cơ rủi ro của nó với sức khỏe.

Nghiên cứu là điểm khởi đầu quan trọng để kiểm tra xem vi nhựa có thể là phương tiện chứa và vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường hay không. Ảnh: Orlando
Để giải đáp câu hỏi này, các nhà khoa học đã tập trung vào lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, phần chảy qua Phủ Lý, Hà Nam. Phân tích các mẫu nước mặt và trầm tích được lấy từ sông và ao, họ phát hiện ra vi nhựa trong tất cả các mẫu và dấu vết của 9 kim loại vết, bao gồm cadimi, chì, cobalt, niken, mangan, crom, asen, đồng và kẽm trên bề mặt vi nhựa, trong đó kẽm, mangan và đồng có nồng độ cao nhất trong vi nhựa nước mặt còn cadimi, cobalt và asen là những chất nồng độ thấp nhất. Điều này cho thấy vi nhựa có thể dễ dàng hấp phụ kim loại vết và vận chuyển nó trong môi trường.
Bên cạnh đó, họ đã tìm thấy có mối liên hệ giữa vi khuẩn kháng kháng sinh và vi nhựa, tuy không nổi trội nhưng cho thấy vai trò của vi nhựa trong quá trình vận chuyển các nguy cơ rủi ro về sinh học.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là nơi tiếp nhận nước từ sông Hồng và nước thải từ các làng nghề truyền thống, khu công nghiệp ở thượng nguồn. Nghiên cứu là điểm khởi đầu quan trọng để kiểm tra xem vi nhựa có thể là phương tiện chứa và vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường hay không. Vi nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu có thể mang các kim loại độc hại và các chất gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh vào cơ thể sống, từ đó hé lộ rủi ro tiềm ẩn có thể tồn tại khi chúng ta ăn các loại hải sản trong khu vực này.
Kết quả mới được công bố ở dạng tiền ấn phẩm trên trang Research Square "A preliminary assessment of microplastic occurrence and their potential risk as pollutant transport vectors: A case study in Phu Ly, Ha Nam, Vietnam).





Theo KHPT


  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.