Công nhân lao động dầm mình dưới kênh nước đen vớt rác để tri ân Bình Dương

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2023 | 3:35:07 Chiều

 Nhóm lao động trẻ muốn lan tỏa môi trường xanh đến tất cả mọi người và tri ân Bình Dương đã tạo ra nhiều việc làm để người lao động xa quê có thể an cư lạc nghiệp.


tm-img-alt
Đây là con kênh dọc đường Vĩnh Phú 42 (P. Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Bình Dương) chảy ra sông Sài Gòn. Dưới kênh ken đặc bèo tây rác và dòng nước đen quánh bốc mùi hôi thối nồng nặc.
tm-img-alt
Khoảng hơn nửa tháng nay, không ngại nắng gắt, các bạn trẻ (là công nhân lao động) trong nhóm Bình Dương Xanh kiên trì dầm mình dưới dòng kênh ô nhiễm với mong muốn kênh này trong sạch trở lại.
tm-img-alt
Khoảng 20 công nhân lao động trẻ miệt mài cắt cỏ mọc um tùm 2 bên bờ.
tm-img-alt
Các mảng lục bình bám quấn lấy nhau cũng được cắt, tách ra và bó lại.
tm-img-alt
Tiếp đó, các nhóm ở trên bờ cùng nhau lôi kéo lục bình lên bờ. Từng mảng lục bình được lôi lên là dòng kênh có được khoảng trống, nước kênh được khơi thông.
tm-img-alt
Sau khi bèo và cỏ được vớt lên bờ, dòng kênh đen sì tiếp tục lộ lên các loại rác thải như chai nhựa, túi nilon, vải, gỗ...
tm-img-alt
Các thành viên dùng sào đẩy gọn lại và dùng rổ vớt gom rác cho vào bao đưa lên bờ.
tm-img-alt
Những loại rác chìm ở dưới nước cũng được mò vớt đưa lên bờ.
tm-img-alt
Ngoài ra, các cành cây sà xuống kênh chặn dòng chảy được chặt tỉa sạch sẽ.
tm-img-alt
Mỗi đoạn kênh được dọn sạch rác, nước trong hơn và bớt mùi hôi thối hơn.
tm-img-alt
Để có thể cắt và kéo từng đống rác từ dưới kênh lên bờ, ai cũng mồ hôi nhễ nhại nhưng các bạn vẫn cười đùa vui vẻ, quên hẳn cái nắng nóng, oi bức, mệt mỏi.
tm-img-alt
Vừa lôi đám cỏ lên bờ, Nguyễn Trọng Đức (32 tuổi, quê Đắk Nông, bìa trái) chia sẻ: "Rất nhiều bèo tây, cỏ rác ẩn dưới dòng nước đen mà mình không nhìn thấy. Bèo tây, cỏ dính nước rất nặng phải 3 người cùng nhau kéo. Khi vớt lên rồi thì thấy dòng kênh này sạch hơn, mình vui hơn".
tm-img-alt
Anh Đoàn Văn Tố (quê Thanh Hóa, làm Trưởng nhóm Bình Dương Xanh) cho biết đây là con kênh thứ 7 mà nhóm đã dọn sạch. Qua hoạt động này, nhóm muốn lan tỏa môi trường xanh đến tất cả mọi người và tri ân Bình Dương đã tạo ra nhiều việc làm để người lao động xa quê có thể an cư lạc nghiệp ở đây.



Đình Trọng



Nguồn Báo Lao Động
  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.