Lũ lụt phá hủy 1.100 ngôi nhà, cuốn sập cầu, đường ở Triều Tiên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/8/2021 | 5:04:50 Chiều

Trận lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại Triều Tiên, phá hủy hơn 1.100 ngôi nhà, làm sập cầu, trong bối cảnh nước này đang đối mặt tình trạng khó khăn về mặt lương thực.

Lũ lụt phá hủy 1.100 ngôi nhà, cuốn sập cầu, đường ở Triều Tiên
lu-lut-pha-huy-1100-ngoi-nha-cuon-sap-cau-duong-o-trieu-tien-1Nước lũ ngập tới mái nhà ở Triều Tiên (Ảnh: KCTV).
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đã gây ra lũ lụt phá hủy hơn 1.100 ngôi nhà, buộc hàng nghìn người phải đi di tản, cuốn trôi mùa màng và đường xá.
Đài truyền hình KRT hôm 5/8 cho biết, mưa lớn đã trút xuống một số khu vực ở bờ đông Triều Tiên, bao gồm 2 tỉnh Bắc và Nam Hamgyong. Các hình ảnh được phát sóng trên truyền hình cho thấy các ngôi nhà bị nước lũ ngập tới mái, trong khi cầu đường và đê điều bị lũ cuốn trôi.
Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn nhà nước Ri Yong Nam nói với KRT rằng các khu vực của Bắc Hamgyong đã ghi nhận lượng mưa hơn 500mm từ ngày 1-3/8, trong khi lượng mưa tại một số khu vực ở Nam Hamgyong vượt lượng mưa trung bình hàng tháng.
"Chúng tôi dự báo sẽ có thêm mưa vào tháng 8 ở nhiều vùng khác nhau, bao gồm cả khu vực bờ biển phía đông và nó có thể gây ra thêm thiệt hại", ông Ri cho hay.
lu-lut-pha-huy-1100-ngoi-nha-cuon-sap-cau-duong-o-trieu-tien-2
Cây cầu bị lũ cuốn sập ở Triều Tiên (Ảnh: KCTV).
Trong nhiều tháng, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã công bố những hình ảnh cho thấy nước này đắp đê và cải thiện hệ thống mương, cầu và các cơ sở hạ tầng khác nhằm nỗ lực ngăn chặn thiệt hại do lũ lụt.
Trận lũ lụt diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 6, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thừa nhận nước này đang đối mặt với tình trạng lương thực "căng thẳng" và sẽ phần lớn phải phụ thuộc vào tình hình thu hoạch mùa vụ năm nay. Trước đó, ông Kim còn so sánh những khó khăn mà nước này đang đối mặt với nạn đói vào những năm 1990. Ngày 27/7, ông Kim Jong-un thừa nhận Triều Tiên đang đối mặt với khó khăn trong đại dịch Covid-19 giống như "thời chiến tranh". 
Ngoài ra, Triều Tiên cũng vấp phải những thách thức về mặt kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Triều Tiên đã ban hành chính sách cứng rắn và quyết liệt để chống dịch và cho tới nay nước này vẫn chưa ghi nhận bất cứ ca Covid-19 nào.

Đức Hoàng (Dân Trí)
Nguồn  Guardian

  •  
Các tin khác

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, quy định việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt từ nguồn cùng phương pháp thu phí xử lý rác thải mới dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơ chế để rác trở thành một nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời giảm áp lực lên quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Phân loại rác tại nguồn vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại.

Trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã có nhiều mô hình, chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn mang lại hiệu quả thiết thực: giảm lượng rác thải chôn lấp; tăng lượng rác thải tái chế; tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là hướng đi tất yếu trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy vậy, nhìn từ góc độ vĩ mô việc phân loại rác tại nguồn còn nhỏ lẻ manh mún, mỗi địa phương một cách, thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.