Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/5/2016 | 11:43:49 Sáng

Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương tiền thân là nhà máy nước Hải Dương được xây dựng từ năm 1936 với công suất: 1.000m3/ng.đ

Năm 1963: nhà máy nước được xây dựng và mở rộng nâng công suất lên: 6.000m3/ng.đ.

Năm 1978: nhà máy nước được xây dựng và mở rộng nâng công suất từ 15.000m3/ng.đ tăng lên 21.000m3/ng.đ, sản xuất và cung cấp nước chủ yếu phục vụ cho nhân dân thành phố Hải Dương.

Năm 1990: Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Nhà máy nước Hải Dương đã chuyển mô hình tự hạch toán kinh doanh để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Năm 1992: UBND tỉnh Hải Hưng ra Quyết định số 732/QĐ-UB ngày 18 tháng 9 năm 1992 “V/v thành lập Doanh nghiệp Nhà nước: Thành lập Nhà máy nước Hải Dương” (thuộc Sở xây dựng Hải Dương).

Năm 1993 UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 1400/QĐ-UB ngày 7 tháng 12 năm 1993 “V/v chuyển Nhà máy nước Hải Dương thành Công ty cấp nước Hải Hưng”.

Năm 1997: Công ty cấp nước Hải Hưng được đổi tên thành Công ty cấp nước Hải Dương theo Quyết định số 02/QĐ-UB ngày 06/01/1997 của UBND tỉnh Hải Dương.

Năm 1998: Sau 20 mươi năm hoạt động, thiết bị và dây truyền công nghệ của Xí nghiệp sản xuất nước Cẩm thượng đã xuống cấp, bằng nguồn vốn OECF Công ty đã thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu trên. Cũng năm 1998, Công ty được UBND tỉnh cho phép vay vốn xây dựng 1 cụm bể lắng 7.000m3/ng.đ, để nâng cấp hiệu quả lắng của XNSX nước Cẩm Thượng.

Năm 1999: Công ty tiếp nhận quản lý và đưa vào sản xuất XNSX nước Phú Thái - huyện Kim Thành, công suất 1.000m3/ng.đ cung cấp nước phục vụ nhân dân thị trấn Phú Thái.

          Năm 1999: Được sự quan tâm của Chính phủ, Dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại) được triển khai thực hiện. Đến tháng 4/2002, chính thức đưa vào hoạt động với công suất 10.200m3/ng.đ, bổ sung thêm nguồn đảm bảo cung cấp nước ổn định cho nhân dân thành phố Hải Dương.

          Năm 2002: Công ty được bổ sung ngành nghề kinh doanh: “Xây dựng dân dụng và công nghiệp” theo Quyết định số 1436/QĐ-UB ngày 03/4/2002 của UBND tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 268/QĐ-UB ngày 12/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003-2005”, năm 2003 UBND tỉnh đã có Quyết định số 1224/QĐ-UB ngày 25/5/2003 của UBND tỉnh “V/v Sáp nhập trạm cấp nước các huyện với Công ty cấp nước Hải Dương” và Quyết định số 3012/2003/QĐ-UB ngày 28/7/2003 về việc phê duyệt điều chỉnh thay đổi chủ đầu tư dự án cấp nước các thị trấn Sao Đỏ (huyện Chí Linh), thị trấn Gia Lộc (huyện Gia Lộc), thị trấn Tứ Kỳ (huyện Tứ Kỳ), thị trấn Sặt (huyện Bình Giang) và thị trấn An Lưu (huyện Kinh môn) giao cho Công ty cấp nước Hải Dương quản lý. Từ tháng 10/2003, các dự án cấp nước của các huyện trên đã được bàn giao về Công ty cấp nước Hải Dương hoạt động theo mô hình quản lý của Công ty.

          Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 3 khoá IX của Đảng về tiếp tục đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả SXKD của DNNN, thực hiện Quyết định 2803/QĐ-UBND, ngày 12/7/2005 của UBND tỉnh về việc chuyển đổi DNNN - Công ty cấp nước Hải Dương thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương, đến tháng 6/2006 Công ty đã hoàn thành công tác chuyển đổi và hoạt động theo mô hình mới.

Năm 2006 Công ty triển khai Dự án xây dựng HTCN thành phố Hải Dương công suất 50.000m3/ng.đêm (giai đoạn I: 2006-2008 xây dựng nhà máy công suất 20.000m3/ng.đêm) và tuyến đường ống truyền dẫn cấp cho các khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hải Dương bằng nguồn vốn ORET (Hà Lan) và vốn đối ứng trong nước.

          Năm 2009 triển khai Xây dựng HTCN thị trấn 4 huyện (vốn WB)

                   - Dự án cấp nước thị trấn Gia Lộc (Huyện Gia Lộc)

                   - Dự án cấp nước thị trấn Thanh Hà (Huyện Thanh Hà)

                   - Dự án cấp nước thị trấn Thanh Miện (Huyện Thanh Miện)

                   - Dự án cấp nước thị trấn Minh Tân - Phú Thứ( Huyện Kinh Môn)

          Năm 2012 Công ty tiếp nhận Hệ thống cấp nước Phả Lại của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.

          Ngày 07 tháng 4 năm 2014, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 808/QĐ-UBND về việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương.

          Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương đang thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và dự tính đến năm 2015 sẽ đi vào hoạt động với mô hình Công ty cổ phần.
  •  
Các tin khác

(capthoatnuocvietnam.vn) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty cổ phần Phương Đông, đóng trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm do khai thác nước ngầm trái phép.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Sáng ngày 10/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định Quy định về phương pháp tính, mức thu, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Tham dự cuộc họp có Ban soạn thảo, Tổ công tác xây dựng dự thảo Nghị định và đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Bộ Công thương… và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự án sân golf Yên Dũng - Bắc Giang

(capthoatnuocvietnam.vn) – Thời gần đây, nhiều hộ dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phản đối việc thu hồi hồ chứa nước Bờ Tân thuộc thôn Bình An, xã Tiền Phong để thực hiện Dự án sân golf Yên Dũng.

Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ cạn kiệt do ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí hậu.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn nước ngầm do khai thác tràn lan, ô nhiễm nguồn nước mặt do các hoạt động xả thải và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tỉnh Gia Lai đã chủ động tăng cường công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này.