Sơ tán vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ vụ cháy Công ty Rạng Đông

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/9/2019 | 2:44:39 Chiều

10 ngày sau vụ cháy, hàng trăm hộ dân quanh Công ty Rạng Đông đã phải sơ tán vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Cả khu phố vốn sầm uất trở nên hoang tàn, vắng lặng. Mùi khét vẫn lan tỏa, người đeo hai lớp khẩu trang vẫn thấy bị xộc vào trong mũi.

Cảnh phố phường vắng như thời chiến
 
Dọc con ngõ 342 Khương Đình, nơi tiếp giáp trực tiếp với hiện trường vụ hỏa hoạn, hàng loạt căn nhà, cửa hiệu khóa cửa, thấp thoáng vài tờ giấy dán vội ở cửa nhà thông báo cho thuê, sang nhượng, di chuyển cửa hàng. Người dân các khu vực lân cận vẫn đi qua nơi phủ bạt chăng dây phong tỏa hiện trường nhưng khá thưa thớt.
 
Hầu như ai qua lại cũng đi thật nhanh. 10 người thì 8 người đeo khẩu trang, cảnh chưa từng thấy trong con ngõ từng khá nhộn nhịp với cảnh giao thương mua bán này. Ở đây có đủ loại hình kinh doanh, từ cửa hàng thời trang, tiệm cắt tóc gội đầu, nha khoa, nhà hàng ăn uống...

Vậy mà giờ đã trôi dạt đi đâu hết, chỉ còn lại những tấm biển quảng cáo.
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 3
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 5
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 6
 
Hầu hết căn nhà, cửa hàng khóa trái cửa, họ dọn đi nơi khác kinh doanh hoặc ở tạm. Chủ nhà treo bảng rao vặt tìm người thuê mới.
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 8
 
Phần lớn người dân quanh vùng đi qua đây đều đeo khẩu trang, nhưng cũng có nhiều thanh niên không phòng bị.
 
Hiếm khi lắm người ta mới bắt gặp một vài người qua lại. Họ ngó nghiêng, bàn tán về vụ cháy kinh hoàng vào tối 28/8, nhưng nội dung câu chuyện chẳng còn là nguyên nhân hay sự kinh hoàng của đám cháy hôm đó nữa. Mà giờ đây câu chuyện được họ nhắc tới là thủy ngân, là những mối nguy hại cho sức khỏe của gia đình mình.
Cửa hàng cơm của gia đình anh Hiếu nghỉ bán từ hôm xảy ra vụ cháy.

Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Khuyên có bức tường nằm sát với khu nhà kho của công ty Rạng Đông. 10 ngày nay, cả gia đình bà phải di dời toàn bộ, đóng cửa hàng, không dám ở lại vì sợ bị đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Ngôi nhà 4 tầng chưa đầy 3 năm tuổi của bà Khuyên bị cháy toàn bộ đồ đạc, cửa kính, bóng đèn vỡ vụn, cột dầm hiện rõ từng đường nứt dài tới cả mét.

"Cháy liên tục gần 6 tiếng, tường cùng với cột dầm bị lửa hun nứt hết, đồ đạc thì cháy thành tro, mất hết cả rồi”, anh Minh (con trai bà Khuyên), vừa chỉ tay vào từng vết nứt, vừa đau xót nói.
 
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 13
 
Kém may mắn hơn bà Khuyên, gia đình anh Lê Công Cương nằm cách hai số nhà vẫn phải bám trụ lại sau vụ cháy. Phòng ngủ của anh giờ trở thành một phần của hiện trường bởi chỉ ba ngày sau hỏa hoạn, chính quyền đến niêm phong tầng 2 để đảm bảo an toàn. Nhưng vì đây là nơi buôn bán chính, anh vẫn quyết tâm quay lại.

"Biết là nguy hiểm nhưng tôi vẫn bám trụ, phần vì sợ mất mối khách, phần cũng là để trông nhà, trông hàng”, anh Cương nói.
 
Chứng kiến ngọn lửa bốc lên dữ dội vào đêm 28/8, anh Cương chỉ biết diễn tả bằng hai chữ: Kinh hoàng. "Tôi chẳng kịp lấy ra thứ gì, gần 200 triệu tiền hàng cứ thế cháy bùng ngay trước mắt. Giờ tiền còn kiếm lại được, nhà xây lại được nhưng đáng lo nhất là sức khỏe chúng tôi chẳng biết có được đảm bảo hay không”, anh chia sẻ.
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 20
 
 
Cuộc tháo chạy khỏi chính căn nhà của mình

Các cháu nhà bác đưa về đâu rồi?

- Nhà ngoại

- Nhà bác thì sao?...

Đó là những mẩu đối thoại thường thấy trong nhiều ngày qua của cư dân cuối phố Hạ Đình kể từ khi lãnh đạo phường ra khuyến cáo di tản vì lo ngại ô nhiễm từ vụ cháy. Nhà ngoại - đối với ông Kiệm, một đại tá quân đội về hưu, là ngay bên đường Nguyễn Xiển cách đó vài cây số. Nhưng đối với ông Biên, thượng tá chuyên nghiệp, là một huyện xa tít tắp của Hà Tây cũ.

Cả tổ dân phố toàn sĩ quan về hưu, tiếng người già trẻ nhỏ xôn xao hồ Hạ Đình mỗi chiều, đến nay hoang vắng như thời chiến.
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 23
 
Ở những khu phố cách tâm đám cháy khoảng 50 m, không khí dường như đã trở lại bình thường, không còn thấy rõ mùi khét của hóa chất. Nhưng hóa ra nỗi khổ của người dân lại nằm bên trong chính căn nhà của họ.

Đám mây khói bụi trong đêm 28/8 đã kịp len lỏi vào các căn hộ, ám vào đồ vật đến nỗi sau 10 ngày vẫn còn mùi khét. Cái mùi theo mô tả của ông Kiệm, không giống mùi khét do đốt nhựa, nylon mà phảng phất mùi hóa chất thường thấy trong bệnh viện.

Làn sóng di tản đã lan từ tâm đám cháy đến tận khu chung cư 54 Hạ Đình cách đó đó 200 m. Phía trên 2 tòa nhà, thấp thoảng chỉ khoảng vài căn sáng đèn lúc gần 19h, vài nhân viên bảo vệ thay nhau đi tuần.
 
Tờ rơi vẫn cài ở đó nhiều ngày sau khi hộ dân đã chuyển đi do một cơ sở y tế phát đến từng nhà quanh khu vực hỏa hoạn, có nội dung tuyên truyền cách phòng chống nhiễm độc thủy ngân.
Phóng viên Zing.vn gặp gỡ anh Nguyễn Huy Toản khi anh đang vội vã nấu bữa cơm tối. Anh đang nấu cơm mang vào cho chị gái mình đang nằm viện. Chị gái anh nhập viện được 2 ngày hôm nay vì sốt phát ban. Anh và chị gái bày tỏ sự lo lắng về sức khoẻ vì căn hộ chỉ cách hiện trường chừng 200 m, ban công hướng thẳng về phía đám cháy.

Anh Toản cũng chia sẻ thêm ngay buổi tối đám cháy, hướng gió thổi kéo theo khói nồng nặc mùi khét bay về phía nhà anh. Sau 10 ngày, anh vẫn không dám mở cánh cửa ra vào của ban công.
 
Còn với gia đình anh Nam, cư dân tầng 4, cả gia đình đang gấp rút chuyển đồ đạc sang nơi ở mới. Người đàn ông cho biết việc tìm nhà để thuê trong thời điểm này rất khó, chưa kể phía chủ nhà còn yêu cầu ký hợp đồng trên 6 tháng trong khi đa phần những người như anh chị chỉ thuê 20 ngày đến 1 tháng.

"Chiều nay tôi mới tìm thuê được một căn chung cư ở Lê Văn Lương với giá 9 triệu mỗi tháng, giờ sẽ chuyển đi ngay”, anh nói rồi khệ nệ bê ôm chiếc nồi cơm điện và vài món đồ bước vào thang máy.
 
Cuoc thao chay khoi noi xay ra tham hoa Rang Dong hinh anh 28
 
Không chỉ chuyển đi là xong, chị Nguyễn Thị Loan, cư dân tầng 7 mỗi ngày lại phải trở về căn nhà của mình một lần để quét dọn, đề phòng trộm cắp khi hầu như cư dân toà nhà đã chuyển đi hết. "Nhà tôi đi thế là còn muộn đấy, cả tầng chẳng còn ai đâu”, chị nhìn vào căn nhà trống cười gượng.

Ông Nguyễn Đức Tiến, Trưởng ban quản trị khu chung cư 54 Hạ Đình, cho biết kể từ sau sự cố tại công ty Rạng Đông, khoảng 90% hộ dân phải bỏ đi nơi khác ở. Người dân đều tỏ ra bức xúc và lo lắng cho sức khỏe của con em mình.

"Bên cạnh nỗi sợ nhiễm độc là lo ngại về tình hình an ninh trật tự. Người dân bỏ nhà đi hết rất dễ xảy ra tệ nạn, trộm cắp. Chưa kể việc phải đi thuê nhà gây không ít tốn kém và bất tiện cho mọi người”, ông Tiến nói.
 
Theo Zing.vn
 
  •  
Các tin khác

(capthoatnuocvietnam.vn) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty cổ phần Phương Đông, đóng trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm do khai thác nước ngầm trái phép.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Sáng ngày 10/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định Quy định về phương pháp tính, mức thu, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Tham dự cuộc họp có Ban soạn thảo, Tổ công tác xây dựng dự thảo Nghị định và đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Bộ Công thương… và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự án sân golf Yên Dũng - Bắc Giang

(capthoatnuocvietnam.vn) – Thời gần đây, nhiều hộ dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phản đối việc thu hồi hồ chứa nước Bờ Tân thuộc thôn Bình An, xã Tiền Phong để thực hiện Dự án sân golf Yên Dũng.

Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ cạn kiệt do ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí hậu.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn nước ngầm do khai thác tràn lan, ô nhiễm nguồn nước mặt do các hoạt động xả thải và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tỉnh Gia Lai đã chủ động tăng cường công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này.