Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững sẽ diễn ra vào tháng 12/2021

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/7/2021 | 2:40:17 Chiều

Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.Dự buổi làm việc có Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam Caitlin Wiesen cảm ơn Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời nhấn mạnh, UNDP và Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam đánh giá cao sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường với UNDP trong các hoạt động liên quan đến môi trường những năm qua.
 Bà Caitlin Wiesen cho rằng, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó, có lĩnh vực môi trường. Chúng ta đã có một chiến lược toàn cầu về rác thải nhựa. Do vậy, nội dung của hội nghị do hai bên dự định tổ chức về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bà Caitlin Wiesen đề nghị tại cuộc họp này, hai bên cùng thống nhất về thời gian, hình thức tổ chức; cơ chế phối hợp, đầu mối và vai trò của các bên trong quá trình tổ chức hội nghị...
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ vui mừng vì trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp nhưng Việt Nam và UNDP, Na Uy vẫn đẩy mạnh quan hệ ngoại giao liên quan đến các chủ đề được quan tâm như đại dương, biến đổi khí hậu.
Bo-truong-Tan-Hong-Ha-lam-viec-voi-dai-dien-UNDP
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thanh Tùng
 Về thời gian tổ chức, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, Hội nghị sẽ tổ chức vào đầu tháng 12/2021 khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ được cải thiện. Đồng thời, dự kiến vào tháng 11/2021, cũng có một số sự kiện quốc tế lớn được tổ chức như: Hội nghị Bộ trưởng Tài nguyên nước Mê Công- Lan Thương; Hội nghị Biến đổi khí hậu COP 26.
 Để phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề xuất Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, trực tuyến kết nối hai đầu cầu Oslo – Hà Nội với các đại biểu quốc tế và trực tuyến tại Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu trong nước, các Đại sứ quán và các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đề nghị hai bên cùng rà soát lại những nội dung quan trọng của Hội nghị, cùng trao đổi, thống nhất để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. Đặc biệt, để làm phong phú hơn cho hội nghị, Bộ trưởng cho rằng, có thể có thêm các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các châu lục về chủ đề năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn và một số lĩnh vực khác...
Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn

  •  
Các tin khác

(capthoatnuocvietnam.vn) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty cổ phần Phương Đông, đóng trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm do khai thác nước ngầm trái phép.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Sáng ngày 10/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định Quy định về phương pháp tính, mức thu, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Tham dự cuộc họp có Ban soạn thảo, Tổ công tác xây dựng dự thảo Nghị định và đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Bộ Công thương… và các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự án sân golf Yên Dũng - Bắc Giang

(capthoatnuocvietnam.vn) – Thời gần đây, nhiều hộ dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang phản đối việc thu hồi hồ chứa nước Bờ Tân thuộc thôn Bình An, xã Tiền Phong để thực hiện Dự án sân golf Yên Dũng.

Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ cạn kiệt do ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí hậu.

(capthoatnuocvietnam.vn) - Đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn nước ngầm do khai thác tràn lan, ô nhiễm nguồn nước mặt do các hoạt động xả thải và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tỉnh Gia Lai đã chủ động tăng cường công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước (TNN) trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này.