Sản xuất lương thực từ không khí

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/9/2021 | 11:29:14 Sáng

Trường Đại học Gottingen, Đức, vừa trình làng mô hình sản xuất đại trà sinh khối vi sinh vật (PV-SCP) bằng cách kết hợp tấm pin quang điện lắp trên mặt đất với vi sinh, CO2 và nước, không khí, tạo ra nhiều thực phẩm hơn cho cộng đồng mà lại tiêu hao ít tài nguyên hơn.

san-xuat-luong-thuc-tu-khong-khi-1Ảnh minh họa.
Mô hình này thích hợp với vùng đất phi nông nghiệp. Sản phẩm protein vi sinh vật có thể sử dụng làm thức ăn giàu protein cho động vật hoặc cho con người, thay cho canh tác truyền thống.
Nó tốt hơn vì cho năng suất calo và protein cao, tính theo diện tích đất, nhất là nơi có nhiều nắng, không canh tác nông nghiệp được.
Mô hình này còn được gọi là protein đơn bào, hay sản xuất lương thực từ không khí. Được thực hiện thông qua quá trình sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Carbon dioxide (CO2) thu nhận từ không khí và sử dụng điện năng cung cấp từ pin mặt trời, được chuyển đổi thành thức ăn cho vi khuẩn trong lò phản ứng sinh học. Chúng tạo ra sinh khối, sau đó chế biến thành thực phẩm.
Trước tiên, điện năng do nhà máy năng lượng mặt trời tạo ra được sử dụng để sản xuất năng lượng hóa học, lưu trữ trong các electron donors, đó là những chất như hydro, metanol và formate.
Sau đó, năng lượng này được chuyển hóa thành năng lượng hóa học được lưu trữ trong sinh khối nhờ sự phát triển của vi sinh vật. Trong bước tinh lọc cuối cùng, nucleotide, axit béo và carbohydrate được loại bỏ khỏi sinh khối và chỉ giữ lại protein.
Quá trình này chỉ cần 10% diện tích đất so với canh tác đậu tương, loại cây trồng hiệu quả nhất. SCP có thể sử dụng ít nước hơn 100 lần so với trồng cây và 10.000 lần nếu là chăn nuôi.

Nguồn  Phunuvietnam

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.