Công nghệ xử lý rác thải chế biến sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2021 | 4:19:52 Chiều

Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp giới thiệu công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị cho nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh”.

Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp đã tìm hiểu, chắt lọc, lựa chọn được công nghệ xử lý rác thải chế biến sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh, đưa ra thị trường được dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện Việt Nam, khắc phục những nhược điểm của một số công nghệ/phương pháp xử lý đã có trong thực tiễn. Đặc biệt hơn, kết quả của công trình đã được chuyển giao vào thực tiễn sản xuất và được doanh nghiệp này đánh giá cao.

Công nghệ xử lý rác thải chế biến sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh. Ảnh: Internet
Với hệ thống dây chuyền thiết bị cho nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh với quy mô 5-10 tấn/h qua quá trình ứng dụng vào sản xuất ở Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai cho thấy, chất lượng của dây chuyền thiết bị đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra, dây chuyền hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm sau xử lý đạt kết quả tốt. Đồng thời, tiết kiệm nhân lực, năng lượng so với các dây chuyền tương đương trong và ngoài nước, điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Hệ thống dây chuyền thiết bị của đề tài trong giải pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi trội, có nhiều tính mới, tính khoa học so với mẫu máy trong nước cũng như trên thế giới. Bởi vì nhiều máy móc, thiết bị chính trong hệ thống dây chuyền đồng bộ này đã được tích hợp nhiều ưu điểm từ nhiều máy của nhiều nước phát triển trên thế giới có công nghệ hiện đại (Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc…), nhưng rất phù hợp với điều kiện ứng dụng ở Việt Nam.
Theo PGS. TS Nguyễn Đình Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (RIAM), chủ nhiệm công trình cho biết việc ứng dụng thành công sản phẩm của đề tài đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội to lớn như: Giá thành đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị này của giải pháp tiết kiệm được khoảng 55 tỷ đồng so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Âu (Đức, Pháp); tiết kiệm được khoảng 27 tỷ đồng so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Chi phí vận hành sản xuất, khoảng 15-30% so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, Pháp; khoảng 25-45% so với hệ thống dây chuyền thiết bị tương tự trong nước đã có/đã sử dụng của cơ sở.
Bên cạnh đó, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống đối với doanh nghiệp và bà con nông dân, đặc biệt là các bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai; cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho người lao động bởi vì trước đây thường doanh nghiệp chưa sử dụng thiết bị xử lý mà thường chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của người lao động…
Mặt khác, khi sử dụng thiết bị xử lý đồng bộ, liên hoàn trong giải pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường do có thể sử dụng nguồn hữu cơ từ rác thải sinh hoạt sau khi phân ly, tách ra được để sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp "xanh”, bền vững ngày một phát triển hơn ở Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, góp phần tác động thúc đẩy các ngành công nghiệp khác trong nước cùng phát triển như ngành môi trường, phân bón, cơ khí chế tạo máy, ngành vật liệu; tiết kiệm năng lượng điện do thiết kế tối ưu về kết cấu và sáng tạo về kỹ thuật đối với các thiết bị trong hệ thống dây chuyền thiết bị của nhà máy./.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam (T/h)
  •  
Các tin khác

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.

Các robot và máy phân loại quang học được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp cải thiện rõ rệt tính hiệu quả kinh tế của hoạt động tái chế vì chúng phát hiện các vật liệu cần thu hồi nhanh hơn con người và làm việc không cần nghỉ ngơi.