Phương pháp mới có thể xử lý các nguồn cung cấp nước bị nhiễm chì

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/9/2021 | 2:32:30 Chiều

Phương pháp mới vừa được công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology – Water.

Các kỹ sư MIT đã thiết kế một quy trình mới, giá rẻ và tiết kiệm năng lượng có thể xử lý các nguồn cung cấp nước bị nhiễm chì ở cấp độ gia đình hoặc xử lý nước bị ô nhiễm từ một số quy trình công nghiệp.

Thách thức lớn nhất trong việc loại bỏ chì là nồng độ chì thường rất nhỏ, bị lấn át bởi các nguyên tố hoặc hợp chất khác. Ví dụ, natri thường có trong nước uống với nồng độ vài chục phần triệu, trong khi chì chỉ cần vài phần tỷ cũng trở nên rất độc. Chì trong nước uống có thể gây tổn thương hệ thần kinh, gây ra các vấn đề về mạch máu, chức năng thận và chức năng của các tế bào máu. Hầu hết các quy trình hiện có, chẳng hạn như thẩm thấu ngược hoặc chưng cất, loại bỏ tất cả nguyên tố cùng một lúc, Alkhadra giải thích. Cách này không chỉ tốn nhiều năng lượng hơn mức cần thiết so với loại bỏ có chọn lọc một số nguyên tố, mà còn phản tác dụng vì một lượng nhỏ các nguyên tố như natri và magiê trong nước lại có lợi cho sức khỏe.
phuong-phap-moi-co-the-xu-ly-cac-nguon-cung-cap-nuoc-bi-nhiem-chi-1
Ảnh minh hoạ
Nhóm MIT sử dụng một quy trình gọi là điện thẩm tách: sử dụng điện trường để tạo ra sóng xung kích bên trong một đường ống dẫn chứa nước bị ô nhiễm. Sóng xung kích được điều chỉnh đặc tính để nhắm mục tiêu đến các nguyên tử hoặc ion nhất định, ở đây là chì hoặc các kim loại nặng. Do đó, các nguyên tử hoặc ion mục tiêu sẽ bị kéo về một phía của dòng chảy, để lại dòng nước tương đối tinh khiết ở phía bên kia. Sau đó, dòng nước chứa các ion chì đậm đặc bị tách ra bởi một rào cản cơ học trong đường ống.
Về lý thuyết, "quy trình này có thể sẽ rẻ hơn nhiều, vì chỉ sử dụng năng lượng điện để lọc một chất mục tiêu nhất định, đó là chì. Quy trình này không lãng phí nhiều năng lượng để loại bỏ natri," giáo sư kỹ thuật hóa học Martin Bazan, một tác giả của nghiên cứu, cho biết. Thêm nữa, vì nồng độ chì rất thấp, "không cần nhiều năng lượng điện" để loại bỏ chúng.
Quy trình mới chỉ được chứng minh ở quy mô phòng thí nghiệm nhỏ và ở tốc độ dòng chảy khá chậm. Nó còn cần được nghiên cứu thêm để có thể sử dụng ở quy mô công nghiệp, nhưng có thể đi vào ứng dụng thực tế trong vòng vài năm tới ở một số hệ thống nước gia đình, theo Bazant.
Quy trình này cũng có thể được điều chỉnh để sử dụng công nghiệp, chẳng hạn như làm sạch nước thải từ hoạt động khai thác hoặc khoan, như vậy nước đã lọc kim loại nặng được thải ra hoặc tái sử dụng một cách an toàn hơn. Thậm chí, quy trình này có thể thu hồi các kim loại gây ô nhiễm nước nhưng lại là kim loại có giá trị.
Trong các hệ thống lọc thông thường, chi phí chủ yếu dành để thay thế liên tục các vật liệu lọc, trong khi trong hệ thống này chỉ cần đầu tư một lần, và chi phí dành cho nguồn điện vận hành rất nhỏ. Tại thời điểm này, nhóm đã thử nghiệm hệ thống điện thẩm tách trong vài tuần, nhưng chưa ước tính được vòng đời thực tế của hệ thống.
"Vấn đề chính nằm ở khía cạnh kinh tế,” Bazant nói. "Ngày nay có những phương pháp khác nhau, vì vậy vấn đề là tìm ra phương pháp nào chi phí thấp hơn và đáng tin cậy hơn.”

Mai Châu (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.