Viên lọc hydrogel biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 giờ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/10/2021 | 9:14:44 Sáng

Các nhà khoa học tại Đại học bang Texas (Mỹ) đã chế tạo ra viên lọc hydrogel có khả năng biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 giờ.

Viên lọc hydrogel
Viên lọc hydrogel có kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay và chỉ cần thả viên lọc này vào nguồn nước ô nhiễm là sẽ có thể tự động diệt khuẩn trong vòng 1 giờ đồng hồ. Viên thử nghiệm được các nhà khoa học tạo ra hiện tại có thể khử trùng 1 lít nước sông hồ, tiêu diệt 99.9% vi khuẩn trong mẫu nước.
Cơ chế hoạt động của viên lọc hydrogel rất độc đáo, khi thả xuống nước nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành nên hydrogen peroxide (H2O2), hay còn gọi là nước oxy già. H2O2 nhanh chóng kết hợp với những phân tử carbon động để giết chết vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm rối loạn quá trình chuyển hóa của các vi sinh vật. Sau đó, chúng sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên. Nhóm nghiên cứu cho biết, sau quá trình này, không có chất độc nào được tạo ra trong nước.

Hiện nay giải pháp được dùng nhiều nhất để diệt khuẩn trong nước là đun sôi, nhưng cách này cần lượng lớn nhiệt năng, và không phải lúc nào cũng khả thi ở các quốc gia nghèo. Một số cách khác để lọc nước như dùng tấm đun bằng ánh sáng mặt trời, lưới lọc graphene hay hệ thống xả chlorine tự động để diệt khuẩn... cũng không hiệu quả ở quy mô nhỏ, hoặc vẫn cần năng lượng để vận hành.
Giải pháp dùng viên lọc hydrogel tỏ ra ưu việt hơn vì không tốn năng lượng, nguyên vật liệu không đắt, lại dễ dàng áp dụng quy ở mô lớn, phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau. Hiện tại, các nhà khoa học đang hoàn tất các quá trình thử nghiệm, và sẽ tiến đến thương mại hóa viên lọc hydrogel trong tương lai gần.
Các nhà khoa học hy vọng, với phát minh viên lọc hydrogel sẽ phần nào giải quyết tình trạng khan hiếm nước sạch ở các quốc gia nghèo.

Hải Thanh
Nguồn Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.