Sử dụng nhựa tái chế làm đường giao thông

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/11/2021 | 4:17:50 Chiều

Công ty tên VolkerWessels tại Hà Lan đang nghiên cứu sử dụng nhựa tái chế vớt được từ đại dương hoặc phế phẩm từ các nhà máy để biến thành nhựa làm đường, từ đó giúp các thành phố trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Theo kế hoạch thay vì sử dụng những sản phẩm từ dầu mỏ, công ty VolkerWessels sẽ triển khai dự án thử nghiệm PlasticRoad, con đường từ rác thải để phục vụ cho xe đạp trong vòng 3 năm tới. Nếu thành công sẽ được triển khai rộng rãi hơn nữa.

Sử dụng nhựa tái chế làm đường giao thông

Các đoạn đường bằng nhựa tái chế sẽ được làm sẵn trong một nhà máy, sau đó chở ra địa điểm xây dựng để lắp ráp lại với nhau tương tự như chơi các khối vuông LEGO. Những cảm biến giao thông cũng như các chi tiết hỗ trợ đèn giao thông cùng công trình công cộng có thể sẽ được làm ngay trong giai đoạn chế tạo tại nhà máy. Bên dưới bề mặt đường sẽ có những khoảng trống để luồng dây cáp hoặc những đường ống nước sau này. Sau khi con đường nhựa tái chế này bị hư hỏng, VolkerWessels hy vọng rằng nó có thể được tái chế để tiếp tục sử dụng làm đường thêm một lần nữa.

Theo VolkerWessels, những con đường làm bằng nhựa tái chế có thể chịu được nhiệt độ từ âm 40 tới 80 độ C, độ bền cao gấp 3 lần so với những con đường bình thường, tuổi thọ kéo dài tới 50 năm. Đường bằng nhựa tái chế ít chịu ảnh hưởng của sự ăn mòn hơn, từ đó không cần dành quá nhiều nguồn lực bảo dưỡng. Việc dùng nhựa tái chế để làm đường thay cho nhựa đường truyền thống sẽ thân thiện với môi trường hơn. Theo thống kê, mỗi năm, nhựa đường tham gia đóng góp 1,6 triệu tấn CO2 vào khí quyển, chiếm 2% trên tổng số lượng phát thải của hệ thống giao thông đường bộ.

Hiện kế hoạch của VolkerWessels mới dừng lại trên bàn giấy nhưng họ tin rằng kế hoạch sẽ nhanh chóng được hiện thực hoá. 

Tùng Anh
Nguồn chuyên trang Quản lý Môi trường 
  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.