Đức đang nắm giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực công nghệ xanh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/11/2021 | 9:22:34 Sáng

Nhà kinh tế trưởng của KfW, Fritzi Koehler-Geib đánh giá Đức đang nắm giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Theo nghiên cứu do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) công bố ngày 4/11, Đức hiện đang chiếm thị phần lớn trong các thị trường phát triển nhanh và dẫn đầu về công nghệ xanh.
tm-img-alt
Tàu hỏa chạy bằng năng lượng xanh. Ảnh: Internet

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm ngoái, khoảng 8,5% tổng sản phẩm trên thị trường toàn cầu về công nghệ xanh là đến từ Đức. Con số này có thể lên tới 14% nếu tính cả các cơ sở ngoài nước của các công ty Đức. Những con số này cao hơn nhiều so với tỷ trọng 4,5% mà Đức đóng góp cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới vào năm 2020.

Đức hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về các sản phẩm thông minh liên quan đến môi trường, khí hậu, đóng góp tới 12% thương mại toàn cầu, chỉ xếp sau Trung Quốc với 15%. Nhà kinh tế trưởng của KfW, Fritzi Koehler-Geib đánh giá Đức đang nắm giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Nghiên cứu KfW cũng chỉ ra cách thức mà Đức có thể duy trì vị thế của mình về công nghệ xanh trong tương lai. Cụ thể, để đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội trung hòa khí thải, Đức cần tăng cường các nỗ lực trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, ví dụ như việc phát triển nhiên liệu xanh.

 

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển các công nghệ liên quan đến thị trường trong tương lai, có thể ứng dụng vào nền kinh tế hydro. Đây là nền kinh tế có tầm nhìn sử dụng hydro như một nguồn năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia.

Tháng 6/2020, Chính phủ Đức đã thông qua Chiến lược quốc gia về Hydro hướng tới việc đưa nhiên liệu khí hydro làm chìa khóa công nghệ trong việc chuyển đổi năng lượng và đóng góp quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu./.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.