Tác dụng của nước ion từ trường có đối với thực phẩm?

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/12/2021 | 3:25:42 Chiều

Sáng ngày 22/12/2021, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức buổi Toạ đàm “Nước ion từ trường rửa rau quả, gia cầm và thủy hải sản Vkill - Khuyến cáo về an toàn thực phẩm”.

Tham dự toạ đàm có GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; PGS.TS Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam; PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế ; TS.LS Đồng Xuân Thụ - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Ông Nguyễn Đình Uyên, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp công nghệ UHC Việt Nam.
tm-img-alt

Toạ đàm tập trung thảo luận tính chất thực phẩm dưới các góc độ Hóa - Sinh - Lý, nghiên cứu phương thức để rửa thực phẩm vừa sạch hóa chất, tạp chất, mùi hôi tanh nhưng vẫn tối ưu chất dinh dưỡng. Cùng với đó, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề cập đến việc nghiên cứu xây dựng các phương pháp đánh giá, kiểm tra quá trình sản xuất "Nước ion từ trường rửa rau quả, gia cầm và thủy hải sản Vkill", đánh giá tác động của công nghệ này đối với sức khỏe và cuộc sống con người.

tm-img-alt
PGS.TS Trần Đáng,Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phát biểu tại buổi tọa đàm

Nguyên nhân thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh đến từ nguyên liệu đến quy trình chế biến ra thành phẩm.

 

Đối với nông sản: Đó là việc người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình trồng trọt. Thậm chí, vì hiệu quả diệt trừ trước mắt, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc bị cấm dùng trong nông nghiệp. Cùng với đó là sự tùy tiện trong liều lượng và thiếu tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun, dẫn đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt ngưỡng an toàn, khả năng gây ngộ độc cao.

Đối với thịt, cá, hải sản: Nhiều người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng cho gia súc, gia cầm… Cá và hải sản được tẩm ướp hàn the và chất bảo quản, thậm chí là cả phân đạm, hay dùng hóa chất tẩy rửa công nghiệp để loại bỏ mùi hôi tanh để chúng trông tươi ngon và lâu bị ươn.

Thực phẩm được chế biến, đóng gói và bán ở nơi không hợp vệ sinh, dính bùn đất, bụi bặm, nấm mốc, nơi dễ sinh sôi của ký sinh trùng, vi khuẩn và ấu trùng, giun sán, vi khuẩn e-coli…

 
tm-img-alt
GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Thói quen người tiêu dùng hiện nay mua thực phẩm về thường bỏ vào tủ không sơ chế hay rửa sạch để bảo quản. Chính vì vậy tình trạng nhiễm khuẩn chéo đối với thực phẩm sống và chín trong tủ không đảm bảo, dễ gây ngộ độc hoặc giảm giá trị dinh dưỡng nếu không biết cách.

Thịt động vật sau khi giết mổ khoảng 4 tiếng là vi khuẩn đã xâm nhập, gây nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm độc thức ăn cao. Trên thực tế, để có hàng đem bán, người ta thường giết mổ từ sáng sớm khoảng 1-2, trong khi người dùng 7-8h mới ra chợ mua về, thậm chí là 11-12h. Như vậy trong khoảng thời gian đó, vi khuẩn đã xâm nhập vào các khối thịt. 

tm-img-alt
PGS.TS Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam

Đối với thủy hải sản: Thời gian đánh bắt dài trên biển kéo dài đến 3 tháng, để bảo quản thường sử dụng đá, nhưng không ít ngư dân dùng urê, hóa chất để ướp hải sản được tươi lâu hơn, người dùng có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thủy hải sản tẩm ướp urê, hóa chất.

 

Còn đối với rau quả là những loại thực phẩm rất nhanh bị hỏng và thối rữa nếu để trong thời gian dài. Nó được qua tay rất nhiều người trước khi đến với người tiêu dùng, tiếp xúc với khói bụi trong quá trình vận chuyển và bày bán nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật. Bên cạnh đó, việc làm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng khiến rau củ quả bị nhiễm độc ngày càng nhiều. 

Chính vì vậy, để bảo quản rau củ quả, thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng thì cần sơ chế chúng cẩn thận và bảo quản đúng cách.

Hiện nay đa số người dân Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp sơ chế truyền thống là rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch hoặc bằng nước muối pha loãng. Tuy nhiên làm sạch bằng những phương pháp này vẫn tạo cơ hội để cặn bẩn, vi khuẩn và hóa chất tồn đọng.

Khi rửa rau củ quả dưới vòi nước sạch có thể loại bỏ nhiều vi khuẩn gây hại nhưng một trong số các loại vi khuẩn vẫn có khả năng kháng cự lại làn nước. Có khi chúng còn bám chặt hơn vào thực phẩm. Tuy nhiên nếu kỳ cọ quá mạnh tay có thể gây dập nát rau củ quả, dễ gây hư hỏng hơn.

Nhiều người tin rằng rửa thực phẩm bằng nước muối pha loãng có thể loại bỏ vi khuẩn, trứng giun sán, tồn dư thuốc trừ sâu. Tuy nhiên hành động này chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt được một số loại vi khuẩn. Đối với các loại thực phẩm nhiễm hóa chất thì việc ngâm vào nước muối sẽ không có tác dụng gì. Trong khi đó, ngâm thực phẩm vào nước muối còn gây mất chất dinh dưỡng, dập nát thực phẩm, giảm độ ngon khi nấu. 

Tác hại của thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể đến ngay, gây ra đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm hoặc thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, chúng còn gây ra tác hại lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và thế hệ sau. Những chất độc hại trong thực phẩm tích tụ dần dần trong cơ thể, dẫn đến những căn bệnh không báo trước như "ung thư”. Các chất này có thể gọi tên như: Aflatoxin, thuốc chống thối, màu hóa học, đường hóa học, thuốc trừ sâu, Cloramphenicol, thuốc diệt cỏ… Chúng ngấm dần qua từng tế bào, làm gánh nặng cho gan, về lâu dài gây ra các bệnh mãn tính và nguy hiểm nhất là ung thư...

Công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực rửa thực phẩm hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch làm sạch bề mặt thực phẩm với nhiều công nghệ khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm chính là nước rửa vi sinh và nước rửa vật lý.

Các loại dung dịch này đều có thể tiêu diệt được cơ bản vi sinh vật gây hại và loại bỏ hoá chất tồn dư.

Tuy nhiên các sản phẩm vẫn có những nhược điểm như giá thành cao, có mùi sốc, khó chịu, chưa có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước vệ sinh an toàn thực phẩm…Chính vì lẽ đó mà các sản phẩm dung dịch rửa thực phẩm chưa thực sự phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Nước rửa thực phẩm công nghệ ion từ trường có thể coi là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đang được các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu sử dụng phổ biến.

Nước ion từ trường Vkill được sáng chế bởi Công ty TNHH Giải pháp công nghệ UHC Việt Nam. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu 99 % là nước ion tuwd trường tinh khiết và 1% muối khoáng K2CO3. Nguồi nước đầu vào hệ thống  là nước sinh hoạt phải đảm bảo quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT 

Trong ngành chế biến thực phẩm, tân dược… thì muối K2CO3 được sử dụng làm chất phụ gia hoàn toàn tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, khẳng định nước ion từ trường Vkill hoàn toàn SẠCH và AN TOÀN cho người sử dụng.

Đặc trưng của Vkill là có màu trong suốt của nước, mang năng lượng từ trường, giàu năng lượng và có độ kiềm cao, pH >12.

Do nước ion từ trường có năng lượng và độ pH cao nên khả năng ô xi hóa các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên rau quả rất tốt. Nó có thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vi rút và nấm mốc trong khoảng từ 10 đến 30s. Công dụng của Vkill trong việc làm sạch thực phẩm được thể hiện như sau:

Thứ nhất, dựa vào đặc tính sinh học của các vi sinh vật bậc thấp, khi độ pH môi trường lớn hơn 12 lập tức lớp màng bảo vệ tế bào sẽ bị phá hủy, do vậy với độ kiềm cao của Vkill đã hình thành môi trường bất lợi bao quanh vi sinh vật thúc đẩy sự phân hủy, tiêu diệt vi sinh vật gây hại bao gồm virus, vi khuẩn, các loại ký sinh trùng bám trên bề mặt thực phẩm.

Thứ hai, nhờ cơ chế đa tác động của nước ion điện hóa từ trường giàu năng lượng sẽ phá bỏ lớp màng cố định hóa chất bảo vệ thực vật trên bề mặt thực phẩm giúp dễ dàng rửa trôi hóa chất tồn dư, đồng thời cơ chế ôxi hóa mạnh của Vkill sẽ phân hủy, vô hiệu hóa các hợp chất hữu cơ - thành phần của các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Thứ ba, là khả năng làm sạch, loại bỏ nhớt của các loại thủy, hải sản nhờ tính kiềm trong sản phẩm Vkill, đồng thời làm khô ráo bề mặt thực phẩm, giúp quá trình chế biến được dễ dàng. Không chỉ vậy, các gốc OH- sẽ giúp trung hòa các axit amin bám trên bề mặt thủy, hải sản để khử sạch mùi tanh.

Thứ tư, khả năng hoạt động bề mặt vượt trội của Vkill sẽ giúp đánh bay các mảng bám hữu cơ, bùn đất trên rau củ, giúp dễ dàng rửa trôi chúng ra khỏi thực phẩm mà không cần tác động mạnh làm cho rau củ tươi ngon lâu hơn, không bị dập nát.

tm-img-alt
Nước ion từ trường Vkill được làm từ nguyên liệu là 99% nước ion từ trường tinh khiết và 1% muối khoáng K2CO3.

Nước rửa thực phẩm ion từ trường Vkill không ăn da tay hay kích ứng da khi sử dụng; không hóa chất, không chất bảo quản rất an toàn cho người sử dụng, đặc biệt với phụ nữ mang thai và em nhỏ; có thể ướp thịt, cá khử mùi hôi tanh mà không cần rửa lại.

Đặc biệt, việc sử dụng nước rửa thực phẩm ion từ trường Vkill không gây ô nhiễm môi trường. Nước rửa thực phẩm ion từ trường Vkill khi xả thải ra môi trường sẽ trở về dạng nước thường. Các loại dầu mỡ động thực vật bị ô xi hoá, xà phòng hoá bởi nước rửa Vkill thì rất nhanh phân huỷ khi được xả thải ra môi trường.


Hồng Anh


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.