Có một loài sinh vật ngày càng tiến hoá mạnh mẽ hơn nhờ biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/3/2022 | 3:05:30 Chiều

Sinh vật tiến hoá mạnh mẽ hơn nhờ biến đổi khí hậu đó chính là gián, loài sinh vật sống gần còn người nhất, gây hại dai dẳng và dường như bất khả chiến bại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Gián - loài côn trùng ăn tạp, chúng gần như có thể tiêu hoá tất cả mọi thứ, từ các loại bột, đường, sữa, thực phẩm, sách, đến chất thải… Đêm xuống là khoản thời gian gián hoạt động mạnh nhất. Chúng sẽ lùng sục từng ngóc ngách trong tủ bếp, thùng rác, nhà vệ sinh, cống thoát nước. Gián được xem là loài côn trùng gây hại bậc nhất bởi lượng lớn vi trùng, vi khuẩn đang cư ngụ trên người chúng. Gián có mùi rất khó chịu, thường xuyên phá hoại thức ăn, gặm nhắm, cắn phá đồ vật trong nhà. Gián còn là vật chủ trung gian truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm như kiết lỵ, thương hàn, hen suyễn.
tm-img-alt
Gián xuất hiện hầu hết ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ 2 vùng cực Bắc, cực Nam và các vùng núi cao trên 3.000 mét.

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất trở nên nóng hơn đã khiến loài gián một lần nữa biến đổi để thích nghi với các điều kiện mới. Giáo sư George McGavin thuộc Đại học Oxford cho biết, sự thích nghi tiện lợi trong việc nín thở đã cho phép gián xâm nhập vào các môi trường sống khô hơn và có thể cho phép chúng phát triển mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu.

Chúng tự đóng các lỗ thông khí dùng để thở nhằm tiết kiệm nước. Khả năng thích nghi với khả năng nín thở tiện lợi của gián đã cho phép loài côn trùng này theo thời gian xâm chiếm các môi trường sống khô hơn.

Tồi tệ hơn, loài gián thường rất ít khi bay, bù lại chúng có tốc độ bò rất nhanh. Tuy nhiên, thời tiết nóng và khô khiến cho chúng phát triển khả năng bay xung quanh và có thể lấy đà giống như nhiều loài côn trùng khác trên thế giới. Hai trăm năm mươi triệu năm qua, trái đất đã tạo ra một sinh vật tồn tại, thích nghi hoàn hảo. Mặc kệ nhiều sinh vật sống kể cả con người đang đứng trước các nguy cơ do Trái đất nóng lên, loài gián vẫn sẽ sống tốt khi đối mặt với biến đổi khí hậu.

Tùng Lâm


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.