Thành công dự án lắp đặt ống gang cầu chìm vượt sông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2019 | 9:14:30 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Lắp đặt đường ống chìm vượt sông là một trong những thử thách khó khăn đối với công việc thi công các dự án cấp nước vì đòi hỏi tay nghề giỏi, kỹ thuật cao và đường ống đảm bảo tiêu chuẩn.


Được biết gần đây Nhà máy nước thị trấn Độc Sơn - TP. Lục An - tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã thực hiện thành công việc lắp đặt đường ống chìm qua sông Tây Tựu. Tổng chiều dài của đoạn ống vượt sông là 156 m. Đường ống được lựa chọn trong dự án là đường ống cấp nước gang cầu của Xinxing.

Để tiến hành thi công, các kỹ sư đã sử dụng ống gang cầu đường kính DN400, mối nối SIA Wb trong thi công ống gang cầu kết hợp với phụ kiện đồng bộ bịt kín để tạo ra không gian kín làm cho ống có thể nổi trên mặt nước. Đặc biệt tại vị trí dòng nước xiết, công việc ngâm ống trở nên khó khăn, đơn vị thi công phải lắp nhiều ống rồi kéo một lần từ bờ bên này sang bờ sông bên kia sau đó tiến hành bơm nước từ cuối đường ống, hút không khí trong đường ống và sử dụng lực bên ngoài để đảm bảo đường ống có thể chìm chính xác xuống rãnh ở đáy sông.

Thành công trong việc lắp đặt đường ống ngầm vượt sông giúp giảm chi phí thi công và tiết kiệm thời gian cho dự án. 
 
    

Các kỹ thuật viên của Xinxing luôn sát sao cùng đơn vị thi công để hoàn thành Dự án tốt nhất.

Thu Hương
  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.