Giải pháp xử lý nước thải bằng công nghệ cơ điện

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2019 | 11:15:01 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Ngày 4/7, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH-CN (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM) phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo giới thiệu “Giải pháp xử lý nước thải toàn diện bằng công nghệ cơ điện”.


Máy xử lý nước thải toàn diện bằng công nghệ cơ điện
Máy xử lý nước thải toàn diện bằng công nghệ cơ điện.

Đây là giải pháp xử lý nước thải có xuất xứ từ Canada, sử dụng 9 công nghệ về cơ điện và nhiệt điện khác nhau để phá hủy tất cả hóa chất, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, trích xuất các kim loại nặng đến 99%, giảm BOD và COD xuống còn ít hơn 3% so với ban đầu. 

Đặc biệt, công nghệ không sử dụng hóa chất xử lý sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước thải ra không chứa chất ô nhiễm. Với giải pháp xử lý nước thải này, tất cả nước thải ban đầu sẽ được thu gom mà không cần phân loại A hay loại B và xử lý toàn bộ lượng bùn thải, rác thải hòa lẫn trong nước, do đó, doanh nghiệp không cần đến bên thứ ba để xử lý và góp phần giảm chi phí đầu tư.

Nước thải sau xử lý có thể được tái sử dụng vì giải pháp này đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt chuẩn trong sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, giải pháp xử lý còn cho ra một lượng than nhiệt tương ứng sử dụng làm chất đốt công nghiệp, tăng lợi nhuận cho nhà máy.

Q.Định (daidoanket.vn)

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.