Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/7/2021 | 10:14:03 Sáng

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển loại nhựa dễ phân hủy phù hợp dùng trong các thiết bị điện tử, tách biệt với ánh nắng và oxy.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới tìm cách thay đổi quy trình sản xuất nhựa để tạo ra những loại vật liệu tan rã trong môi trường một cách an toàn và nhanh chóng. Nhóm nghiên cứu của Liang Luo, chuyên gia tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, phát triển loại nhựa có thể phân hủy chỉ trong một tuần với những yếu tố nhất định, New Atlas hôm 11/7 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of the American Chemical Society.
Ánh sáng Mặt trời là một yếu tố làm phân hủy loại nhựa mà nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển.
Ánh sáng Mặt trời là một yếu tố làm phân hủy loại nhựa mà nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển. (Ảnh: Rangizzz/Depositphotos).
Vật liệu mới ra đời trong quá trình Luo nghiên cứu một loại cảm biến hóa học tiên tiến. Đó là một màng polymer có thể đổi màu theo độ pH. Quá trình này diễn ra nhờ cấu trúc phân tử độc đáo của nó. Các chuỗi monomer tạo màu đỏ đậm cho màng polymer và màu sắc này biến mất khi các liên kết bị phá vỡ.
Qua nhiều thí nghiệm, Luo cùng đồng nghiệp nhận thấy màu đỏ đậm của màng polymer nhanh chóng phai đi, tấm màng cũng vỡ ra sau vài ngày đặt dưới ánh sáng Mặt trời. Việc phá vỡ các liên kết như vậy là mục tiêu chung trong những nghiên cứu nhằm tái chế nhựa. Qua đó, Luo đã vô tình tạo ra một loại vật liệu tiềm năng thân thiện với môi trường.
Cấu trúc phân tử của loại nhựa mới không phù hợp để làm chai nước ngọt hay túi đựng đồ vì nó chỉ ổn định trong môi trường tối và không có oxy. Khi tiếp xúc với ánh nắng và không khí, nó tan rã nhanh chóng. Nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong vòng một tuần, không để lại các mảnh vi nhựa gây hại cho môi trường. Một phụ phẩm của quá trình này là axit succinic, có thể tái chế để sử dụng trong dược phẩm hoặc thực phẩm.
Vật liệu mà nhóm nghiên cứu của Luo phát triển có thể dùng trong smartphone hoặc các thiết bị điện tử khác, ngăn cách khỏi không khí và ánh sáng trong suốt thời gian sử dụng. Luo cho rằng vật liệu mới sẽ tồn tại nhiều năm khi dùng theo cách này. Các thiết bị sau khi vứt bỏ cũng sẽ dễ phân rã hơn. Ông dự định tiếp tục nghiên cứu nhựa dễ phân hủy, nhưng việc thương mại hóa vẫn cần thêm nhiều năm.
Nguồn: khoahoc.tv

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.