Vật liệu nội thất kháng khuẩn có thể loại bỏ 94% vi virus SAR-CoV-2

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/8/2021 | 3:04:40 Chiều

Với mong muốn đối phó với đại dịch, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất tại Ý đã giới thiệu vật liệu nội thất kháng khuẩn mới ứng dụng công nghệ hiện đại mang đến cho con người cảm thấy an toàn tuyệt đối bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Được nghiên cứu lần đầu vào 2009, đó là một quy trình sáng tạo được kết hợp giữa Titanium Dioxide với Bạc - công nghệ độc đáo giúp loại bỏ vi khuẩn, ô nhiễm, mùi hôi và nấm mốc. Tất cả đều được sản xuất từ khoảng 40% vật liệu tái chế và 100% có thể tái chế khi không sử dụng. Đây cũng chính là một giá trị triết lý trong sản xuất mà các nhà sáng tạo luôn theo đuổi: "Sự sáng tạo, đổi mới tốt nhất luôn đi kèm với sự bền vững”.
vat-lieu-noi-that-khang-khuan-co-the-loai-bo-94-vi-virus-sar-cov-2-1
Tổng hợp từ thực tế đã cho kết quả vật liệu nội thất kháng khuẩn này loại bỏ 94% vi virus SAR-CoV-2 chỉ sau 4 giờ tiếp xúc với tia UV ở cường độ thấp, ngay trong cả bóng tối hoặc trong điều kiện ánh sáng tự nhiên và đèn led.
Bên cạnh vật liệu kháng khuẩn, các nhà thiết kế có thể kết hợp với một vài chất liệu phủ trên bề mặt có đặc tính xua đuổi vi trùng tự nhiên như gỗ và đồng – vốn là những loại có kết cấu tránh sự phát triển của vi khuẩn và được cân nhắc trong kỹ thuật nội thất sau đại dịch Covid-19.
vat-lieu-noi-that-khang-khuan-co-the-loai-bo-94-vi-virus-sar-cov-2-2
Vẻ sang trọng vượt thời gian của đá cẩm thạch khi kết hợp với vật liệu kháng khuẩn sẽ mang đến không gian sống đẹp và an toàn cao hơn so với thông thường.
Các tòa nhà cao tầng sẽ giúp không khí trong và ngoài sạch hơn khi được sử dụng vật liệu kháng khuẩn này.
Cuối cùng các bề mặt nội thất khi sử dụng vật liệu kháng khuẩn cũng sẽ ít bám bụi, thậm chí còn dễ làm sạch mà không cần đến chất tẩy rửa mạnh và đắt tiền, tiết kiệm chi phí bảo trì nội thất tại các nhà hàng, khách sạn và các khu vực trong nhà.
 
Nguồn VLXD.org (TH/ iris-ceramica)

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.