Kinh nghiệm phát triển giao thông thông minh từ Đài Loan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2021 | 9:28:00 Sáng

Văn phòng đại diện Taiwan Trade Center, Inc. (TAITRA) tại TPHCM vừa tổ chức hội thảo trực tuyến Giao thông thông minh Đài Loan (2021 Smart Transportation Webinar).

Hội thảo xoay quanh các chủ đề nổi bật như: giải pháp giao thông đô thị thông minh, thúc đẩy chuyển đổi số cơ sở hạ tầng, các kinh nghiệm tham gia xây dựng dự án hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn tốc độ cao (MRT), quản lý thông tin hệ thống dành cho các kỹ sư MRT, giải pháp đối với các hệ thống thu phí tự động.

Kinh nghiệm phát triển giao thông thông minh từ Đài Loan
Ông Rein Wang chia sẻ về giải pháp giao thông đô thị thông minh và đảm bảo hơn cho sức khỏe con người

Ông Rein Wang, đại diện Công ty Consultant Master Transportation Bus Manufacturing Ltd. chia sẻ về giải pháp giao thông đô thị thông minh và đảm bảo hơn cho sức khỏe con người. Theo đó, trong nhiều năm qua, Đài Loan đang cố gắng xây dựng những thành phố thông minh hơn bao gồm cả việc sử dụng AI và điện toán biên để xây dựng các hệ thống giao thông thông minh trên toàn thành phố. Và cho đến nay, công nghệ đã phát triển toàn diện và hệ thống cũng đã rất tinh vi.

Theo đó, giải pháp giao thông đô thị thông minh và đảm bảo hơn cho sức khỏe con người tích hợp hành loạt công nghệ hiện đại như hệ thống xe buýt điện tử; hệ thống giao thông công cộng và các hoạt động giao thông công cộng cùng dịch vụ bảo trì, sửa chữa, đại tu; hệ thống giao thông tốc độ cao bằng xe buýt tự hành; hệ thống phát triển và quản lý TOD (Transit-oriented Development) tích hợp dịch vụ giao thông với hoạt động thương mại và hàng loạt ngành dịch vụ khách như khách sạn, du lịch... Tất cả tạo nên một hệ sinh thái tích hợp Internet phương tiện (IoV) cũng như năng lượng điện lưới thông minh.

Theo ông Rein Wang, ngoài việc được ứng dụng phát triển tại các thành phố ở Đại Loan, hiện giải pháp giao thông đô thị thông minh này được Consultant Master Transportation Bus Manufacturing Ltd. đề xuất phát triển nhằm kết nối Singapore và Kuala Lumpur (Malaysia), hoặc từ biên giới Campuchia tiếp giáp với Việt Nam, từ Svay Rieng đến Phnom Peng và có thể là đến biên giới Pophet, đến Thái Lan hay ứng dụng tại sân bay Manila mới của Philippines... Vì thế, khi quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng, TPHCM có thể cân nhắc đến giải pháp này nhằm phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững.

Cũng tại hội thảo, chuyên gia trong lĩnh vực giao thông thông minh từ Đài Loan cùng thảo luận về các xu hướng và tìm hiểu rõ nhu cầu của các bên đối với sự phát triển của lĩnh vực này trong trong tương lai.

Kinh nghiệm phát triển giao thông thông minh từ Đài Loan
Bà Grace Hsiao trao đổi về việc thúc đẩy chuyển đổi số cơ sở hạ tầng TPHCM dựa trên mã nhận diện thông minh của phương tiện giao thông

Bà Grace Hsiao, quản lý khách hàng trọng yếu từ FETC International chia sẻ về việc thúc đẩy chuyển đổi số cơ sở hạ tầng TPHCM dựa trên eID (mã nhận diện thông minh) của phương tiện giao thông. Theo đó, eID phương tiện giao thông có thể được tạo nên từ thẻ RFID kết hợp với biển số xe. Bà Grace Hsiao cho rằng, với eID phương tiện giao thông đóng vai trò là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, TPHCM có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động bao gồm: thu phí không dừng, thu phí tại cổng, tính phí tắc nghẽn và dịch vụ đỗ xe thông minh. Đây sẽ là quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và cũng là cơ hội mới cho TPHCM.

 "Thời kỳ COVID-19 đã đẩy nhanh việc thiết lập chính sách về thu ngân và ETC (trạm thu phí không dừng trên các trục đường). Ngoài ra, vận tải đường bộ công cộng và thu phí giao thông điện tử sẽ là xu hướng của ETC toàn cầu. Chúng tôi đã giúp nhiều quốc gia trong quá trình chuyển đồi này bao gồm Thái Lan, Malaysia và Philippines. Theo tôi, Việt Nam cũng là quốc gia rất tiềm năng trong hành trình chuyển đổi số này. Mô hình bán tự do của ETC giúp ngăn chặn tắc nghẽn và giảm tiếp xúc với nhân viên thu phí giao thông. Vì vậy, điều này sẽ mang lại lợi ích trong thời kỳ COVID-19 và giúp Việt Nam chuyển đổi kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ thu phí giao thông tiện lợi hơn”, bà Grace Hsiao chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm và những giải pháp đối với các hệ thống thu phí tự động, ông Ricky Chung, từ Tập đoàn MITAC Informatuon Technology Corporation cũng nhận định, việc áp dụng hệ thống thu phí tự động ở Việt Nam sẽ mang đến sự tiện lợi bất ngờ cho người dân. Tuy nhiên, cần có thời gian để thu hút người dân quan tâm tới dịch vụ này vì họ đã quen với việc dùng tiền mặt để mua vé.

An Vinh
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Theo các chuyên gia từ Đại học Washington, đường nứt đang mở rộng với tốc độ chưa từng thấy trước đây, tạo thành một kỷ lục mới về chiều dài và tốc độ.

Ngày 7/3, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết thế giới vừa trải qua tháng Hai nóng nhất từ trước đến nay.

Ngày 28/2, một nghiên cứu cho biết các đợt nắng nóng trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng cá voi lưng gù tại vùng phía Bắc Thái Bình Dương.

Khoảng 80,6% số hiệp hội hợp tác xã nghề cá cấp tỉnh của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.