Bắt đầu từ ngày 13/2/2022, Chile cấm đồ nhựa sử dụng một lần như ống hút hay hộp đựng thực phẩm.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN
Các nhà hàng và quầy bán thực phẩm có 3 năm để chuyển từ hộp đựng bằng nhựa sang vật liệu có thể phân hủy sinh học.
Thứ trưởng Bộ Môi trường Marcelo Fernández ước tính với bước đi này, mỗi năm Chile sẽ giảm được khoảng 23.000 tấn rác thải nhựa, góp phần không nhỏ bảo vệ môi trường. Luật về đồ nhựa dùng một lần, được ban hành vào tháng 8/2021, hạn chế các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm khác tạo ra và sử dụng các sản phẩm này cho cả dịch vụ giao hàng tận nhà và tiêu dùng tại chỗ.
Từ năm 2016, Chile đã ban hành Luật Tái chế và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (REP), trong đó yêu cầu thu gom và tái sử dụng các sản phẩm thông qua việc từng bước thiết lập các mục tiêu tái chế đối với lốp xe, giấy, thủy tinh và nhựa, cũng như các mặt hàng khác như dầu bôi trơn, pin và thiết bị điện tử. Luật mới sẽ cấm giao một số mặt hàng nhựa ngay lập tức, nhưng sẽ thiết lập thời hạn lên đến 3 năm để các nhà hàng, quán càphê và các địa điểm khác thích nghi và bán thực phẩm đóng gói trong các vật liệu có thể tái sử dụng cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ. Các cơ sở kinh doanh này chỉ có thể giao các sản phẩm dùng một lần làm bằng vật liệu không phải nhựa, trong khi thực phẩm chế biến sẵn có thể được đựng trong vật liệu nhựa, nhưng toàn bộ hoặc một phần của vật liệu đó phải được sản xuất từ các nguồn tài nguyên tái tạo và có thể phân hủy được.
Bảo Ngọc (T/H)
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
EveRé là Trung tâm xử lý rác thải sinh hoạt đầu tiên ở Pháp kết hợp 3 kỹ thuật thu hồi khác nhau: phân loại cơ học, metan hóa/ủ phân và xử lý nhiệt. Nhờ đó, mỗi năm Trung tâm xử lý 400.000 tấn rác thải sinh hoạt do hàng triệu cư dân của khu vực Marseille Provence.
Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) triển khai Dự án H2Growth xây dựng và phát triển nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.
Dự án phát triển một ngôi làng Việt Nam tại xã Bonghwa, tỉnh Bắc Kyungsang sẽ chính thức được đưa vào ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc từ năm 2024.
Trước thực trạng 2/3 diện tích bãi triều đã bị mất do hoạt động khai thác, phát triển bờ biển, giới khoa học Hàn Quốc đã thực hiện các nghiên cứu nhằm chứng minh rằng việc bảo vệ hệ sinh thái này là rất cần thiết.