Mỹ, Đức và EU cam kết 500 triệu USD tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Ai Cập

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2022 | 9:14:49 Sáng

Mỹ, Đức, EU và Ai Cập đã hợp tác để đẩy nhanh các mục tiêu xanh của quốc gia Bắc Phi, tuyên bố mở rộng nhanh hơn năng lượng tái tạo ở nước này

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo nước này cùng Liên minh Châu Âu (EU) và Đức đã cam kết chung tay đẩy nhanh các mục tiêu xanh của Ai Cập và hỗ trợ thúc đẩy phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ở quốc gia Bắc Phi này.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, Tổng thống Biden nêu rõ Mỹ, EU và Đức sẽ cung cấp gói hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD, nhằm tạo điều kiện để Ai Cập chuyển đổi sang năng lượng sạch. Theo ông Biden, khoản đầu tư này sẽ giúp Ai Cập cắt giảm 10% lượng khí nhà kính.

tm-img-alt
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Hội nghị COP27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 11/11 (Nguồn: AFP)

Ông Biden cho biết Mỹ, EU và Đức sẽ phối hợp với Ai Cập để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc thu giữ gần 14 tỷ m3 khí tự nhiên hiện bị rò rỉ từ các hoạt động dầu khí của quốc gia Bắc Phi này.

Nhờ sự hợp tác này, Ai Cập đã nâng cao tham vọng về khí hậu của mình, đồng thời đề cập đến các mục tiêu khí hậu mà các quốc gia phải đệ trình lên Liên Hợp Quốc phù hợp với Thỏa thuận Paris.

 

Ai Cập có nguồn năng lượng tái tạo đẳng cấp thế giới và gần với các thị trường ở Châu Âu và Châu Á, mang lại cho nước này tiềm năng chuyển đổi ngành năng lượng của riêng mình và trở thành trung tâm toàn cầu cho các sản phẩm và nhiên liệu xanh.

Trước đó, Ai Cập đã thất bại mục tiêu đã công bố là sản xuất 20% điện năng từ năng lượng tái tạo và mục tiêu hiện đã được sửa đổi của nước này là đạt 42% sản lượng điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo vào năm 2035. Các dự án gói thầu mới mà Ai Cập sẽ đạt được mục tiêu sớm 5 năm.

Quốc gia Bắc Phi chỉ chiếm 0,6% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu. Nhưng đây lại là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt là mực nước biển dâng cao đang đe dọa đồng bằng sông Nile.


Hải Sơn (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.