EU đánh thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/12/2022 | 5:00:50 Chiều

Các quốc gia thành viên EU vừa đạt được thỏa thuận đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này

Vừa qua, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Theo Hội đồng châu Âu, CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.

Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua "chứng chỉ khí thải" theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

CBAM cũng sẽ được áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu có quy trình sản xuất gián tiếp phát thải carbon ra môi trường.

 

Nghị viện châu Âu (EP) cho biết CBAM là cơ chế đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ chế này được thiết kế để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Nghị sỹ châu Âu Mohammed Chahim khẳng định CBAM sẽ là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu. Ông nhấn mạnh đây là một trong những cơ chế duy nhất mà EU có để khuyến khích các đối tác thương mại khử cacbon trong lĩnh vực sản xuất.

Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023. Việc lên thời gian biểu để thực hiện cơ chế này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

 

EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.


Thiên Bảo (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.