Nhật Bản: Tái chế cốc nhựa trên các chuyến bay để bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 3:31:33 Chiều

Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines (JAL) cùng hãng giấy Nippon vừa hợp tác tái chế cốc nước bằng giấy để sử dụng trên các chuyến bay của hãng

Từ trước tới nay, cốc nước bằng giấy thường được sử dụng một lần rồi đem bỏ. Với nỗ lực bảo vệ môi trường, mới đây hãng hàng không quốc gia Nhật Bản (JAL) đã phối hợp cùng công ty giấy Nippon thực hiện dự án mới sẽ chuyển cốc nước bằng giấy đã qua sử dụng thành giấy vệ sinh và thùng giấy đựng đồ.

Cốc giấy thường được tráng nhựa nhằm tránh chảy đổ. Nhưng với nỗ lực loại bỏ lớp tráng nhựa, cốc giấy thường không được tái chế như các vật liệu bằng giấy khác, chẳng hạn là giấy báo và tạp chí. Thay vào đó, cốc giấy bị xếp vào diện rác để đốt. Các vết nước uống trong cốc giấy và việc thiếu một hệ thống thu hồi cũng được coi là những vấn đề khiến cốc giấy ít được tái chế.

tm-img-alt
Tiếp viên hàng không JAL thu hồi cốc nhựa từ hành khách (Ảnh: Yomiuri Shimbun)

Tháng 10 vừa qua, hãng giấy Nippon bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống tái chế cốc giấy tại nhà máy của họ ở thành phố Fuji (tỉnh Shizuoka). Hệ thống này tách giấy khỏi lớp tráng nhựa và thu hồi sợi giấy.

Nippon đã hơp tác với JAL, cốc giấy mà hành khách đã dùng sẽ được thu hồi từ các chuyến bay đến và rời sân bay Haneda. Chúng sẽ được rửa sạch tại một cơ sở trong sân bay trước khi được tái chế thành giấy vệ sinh, thùng đựng cùng các sản phẩm khác tại nhà máy của hãng Nippon.

 

JAL thu hồi khoảng 30.000 cốc giấy/ngày từ các chuyến bay đến và rời sân bay Haneda. Nếu toàn bộ số cốc này được tái chế, chúng sẽ đủ giấy để sản xuất 640 cuộn giấy vệ sinh.

Theo hãng giấy Nippon, mỗi năm có khoảng 100.000 tấn cốc giấy đã được sử dụng ở Nhật. Việc sử dụng loại cốc này dự kiến sẽ tăng cao, khi ngày càng có thêm nhiều công ty chuyển từ các loại bao bì thức ăn - thức uống bằng nhựa sang bao bì bằng giấy. Nhìn về tương lai, hãng đang xem xét khả năng chuyển các vật liệu đã thu hồi thành nhiều loại cốc giấy hơn.


An Đông (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Theo các chuyên gia từ Đại học Washington, đường nứt đang mở rộng với tốc độ chưa từng thấy trước đây, tạo thành một kỷ lục mới về chiều dài và tốc độ.

Ngày 7/3, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết thế giới vừa trải qua tháng Hai nóng nhất từ trước đến nay.

Ngày 28/2, một nghiên cứu cho biết các đợt nắng nóng trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng cá voi lưng gù tại vùng phía Bắc Thái Bình Dương.

Khoảng 80,6% số hiệp hội hợp tác xã nghề cá cấp tỉnh của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.