Liên minh châu Âu phê duyệt kế hoạch cải cách thị trường carbon

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/4/2023 | 4:07:22 Chiều

Vừa qua, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua lần cuối các biện pháp cải cách lớn nhất đối với thị trường carbon của châu lục.

Ngày 25/4, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua lần cuối các biện pháp cải cách lớn nhất đối với thị trường carbon của châu lục. 

Theo quy định của thị trường carbon châu Âu, các nhà máy điện và nhà máy công nghiệp phải mua giấy phép phát thải CO2.

Kể từ năm 2005, các lĩnh vực này đã giảm được 43% lượng khí thải, nhưng dự kiến sẽ phải thực hiện chương trình cải cách để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham vọng của EU về chống biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Các nước thành viên EU đã thông qua thỏa thuận mà Nghị viện châu Âu (EP) và các nhà đàm phán của các quốc gia thành viên nhất trí vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để đến năm 2030, lượng khí thải CO2 sẽ giảm 62% so với mức của năm 2005.

 

Sau gần 2 năm đàm phán, EP đã thông qua thỏa thuận này vào tuần trước. Trong số 27 nước thành viên EU, có 24 nước ủng hộ cải cách, trong khi phía Ba Lan cho rằng các chính sách khí hậu của EU đang đặt ra các mục tiêu không thực tế.

Theo quy định mới, đến năm 2034, các nhà máy sẽ không được cấp giấy phép phát thải CO2 miễn phí như hiện nay, trong khi biện pháp này áp dụng với các hãng hàng hàng không từ năm 2026. Khí thải của ngành vận tải biển sẽ được bổ sung vào thị trường CO2 từ năm 2024.

Bên cạnh đó, các nước EU cũng thông qua việc áp đặt thuế nhập khẩu các hàng hóa có khí thải carbon cao từ năm 2026 gồm thép, ximăng, nhôm, phân bón, điện và hydro.

 

Loại thuế lần đầu tiên được áp đặt trên thế giới này nhằm bảo vệ ngành công nghiệp của EU trước sự cạnh tranh của những công ty nước ngoài gây ô nhiễm hơn, cũng như hạn chế các công ty EU chuyển đến những khu vực có quy định môi trường lỏng lẻo.

Ngoài ra, các nước EU cũng ủng hộ kế hoạch ra mắt thị trường carbon mới có tính đến khí thải từ nhiên liệu được sử dụng trong ô tô và các tòa nhà vào năm 2027, cùng với một quỹ của EU có trị giá 86,7 tỷ euro (95,6 tỷ USD) để hỗ trợ người tiêu dùng bị ảnh hưởng do chi phí tăng.

Những năm gần đây, giá giấy phép phát thải carbon của EU đã tăng vọt trước khả năng EU sẽ tiến hành nhiều cải cách.

 

Điều này khiến những công ty gây ô nhiễm phải trả chi phí nhiều hơn, nhưng giúp huy động hàng tỷ euro cho chính phủ các nước EU để đầu tư vào các biện pháp chống biến đổi khí hậu.

Ngày 25/4, giấy phép phát thải carbon của EU được giao dịch ở mức khoảng 88 euro/tấn (97 USD/tấn), tăng gần gấp 3 lần về giá trị kể từ đầu năm 2020.


An Đông (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.

Theo các chuyên gia từ Đại học Washington, đường nứt đang mở rộng với tốc độ chưa từng thấy trước đây, tạo thành một kỷ lục mới về chiều dài và tốc độ.