Mỹ: Biến bãi rác cũ thành trang trại năng lượng mặt trời

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/5/2023 | 5:15:53 Chiều

Các bãi rác cũ đang trở thành địa điểm khả dĩ để xây dựng trang trại năng lượng mặt trời của nhiều thành phố Mỹ.

Trong bối cảnh quỹ đất phù hợp cho các dự án năng lượng mặt trời sắp hết, chính quyền thành phố Annapolis (bang Maryland) nghĩ đến một địa điểm mà họ xem là vô dụng từ lâu: bãi rác cũ.

Quan chức phụ trách hạ tầng công cộng David Jarrell cho biết bãi rác 25 hecta đóng cửa năm 1993 "nằm đó như một món nợ”. Nhưng khu đất này hiện tại được che phủ bằng cỏ, chứa hơn 50.000 tấm pin mặt trời với tổng công suất 18 megawatt. Dấu tích quá khứ duy nhất còn sót lại là vài ống thông hơi nhô lên mặt đất để giải phóng khí thải từ rác chôn lấp bên dưới.

"Chúng tôi biết món nợ thành tài sản”, ông Jarrell tự hào nói về trang trại năng lượng mặt trời của Annapolis - dự án được xem như mô hình mà chính phủ Mỹ chuẩn bị cấp ngân sách liên bang nhân rộng.

tm-img-alt
Bãi rác cũ tại thành phố Annapolis nay chứa hơn 50.000 tấm pin mặt trời - Ảnh: RTE

Khi hoàn thành năm 2018, trang trại của Annapolis là dự án năng lượng mặt trời cải tạo từ bãi rác lớn nhất nước. Nhưng từ đó đến nay cơ sở này nhiều lần bị vượt qua.

 

Loạt dự án như vậy không chỉ giúp các thành phố đạt mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mà cón có thể làm giảm tiền điện, đem lại doanh thu cho ngân sách địa phương bằng cách cho thuê đất nhàn rỗi.

Giám đốc Viện nghiên cứu Rocky Mountain (RMI) Matthew Popkin cho biết: "Các dự án khiến việc sản xuất năng lượng sạch trở nên hữu hình với người dân, giảm chi phí sản xuất, thể hiện rõ nỗ lực giảm khí thải”.

Tuy số trang trại năng lượng mặt trời cải tạo từ bãi rác ngày càng tăng trong vài năm gần đây, nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn. Theo giám đốc Popkin, Mỹ có ít nhất 10.000 bãi rác đóng cửa hoặc bỏ hoang - hầu hết thuộc sở hữu công. Chỉ riêng khoảng 4.300 địa điểm mà nhóm của ông phân tích được đã có thể sản xuất 63 gigawatt điện đủ cung cấp cho 7,8 triệu hộ gia đình.

 

Dữ liệu tháng 2 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy năng lượng tái tạo chiếm hơn 21% sản lượng điện nước này. Tổng thống Biden đặt mục tiêu đến năm 2035 ngành điện không còn gây ô nhiễm carbon.

Nhiều thành phố chạy đua đạt mục tiêu nêu trên, tuy nhiên tình trạng thiếu đất đặt ra thách thức lớn cho công cuộc chuyển đổi. Thành phố Ann Arbor (bang Michigan) ôm tham vọng sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030, nhưng tìm ra địa điểm xây dựng hạ tầng năng lượng tái tạo vô cùng khó khăn.

Quan chức phụ trách phát triển bền vững Missy Stults cho biết: "Chúng tôi gần như hết chỗ xây dựng. Chúng tôi không có khu đất rộng dành cho năng lượng tái tạo, ngoại trừ bãi rác cũ”. Tại đây chính quyền Ann Arbor xây nên trang trại công suất 20 megawatt.

 

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết hiện toàn quốc có 300 trang trại năng lượng mặt trời cải tạo từ bãi rác. Gần 50 trang trại hoàn thành xây dựng sau năm 2019.

Và quy mô ngày càng tăng. Tháng 12 năm ngoái, trang trại năng lượng mặt trời cải tạo từ bãi rác công suất hơn 26 megawatt trên địa bàn bang New Jersey hoàn thành xây dựng. Tại thành phố Columbus (bang Ohio) còn có trang trại công suất gần 50 megawatt, tại thị trấn Houston (Ohio) có trang trại công suất 52 megawatt.

Theo hướng dẫn quy định ban hành tháng 4, trang trại năng lượng mặt trời cải tạo từ bãi rác hoặc khu công nghiệp sẽ được nhận ngân sách liên bang.


Thiên Bảo (T/h)



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Theo các chuyên gia từ Đại học Washington, đường nứt đang mở rộng với tốc độ chưa từng thấy trước đây, tạo thành một kỷ lục mới về chiều dài và tốc độ.

Ngày 7/3, Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết thế giới vừa trải qua tháng Hai nóng nhất từ trước đến nay.

Ngày 28/2, một nghiên cứu cho biết các đợt nắng nóng trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng cá voi lưng gù tại vùng phía Bắc Thái Bình Dương.

Khoảng 80,6% số hiệp hội hợp tác xã nghề cá cấp tỉnh của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.