Châu Âu: Khi sông Rhine kêu cứu

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/9/2020 | 3:09:49 Chiều

Sông Rhine đươc coi là con đường kinh tế huyết mạch nối liền ngành công nghiệp nội bộ Đức và cả các nước lân cận, nhưng sự suy giảm mực nước của nó đang đe dọa hoạt động giao thương tại các vùng mà dòng sông này chảy qua.


Sông Rhine đóng vai trò quan trong nối liền giao thương đa quốc gia. (Nguồn: Bloomberg)
Trước tình hình mực nước sông tụt giảm nghiêm trọng trong thời gian qua, chính quyền các địa phương đã và đang thực hiện nhiều nỗ lực hòng cứu lấy hoạt động giao thương đang chết dần chết mòn trên con sông quan trọng nhất châu Âu này.
Đức -Thụy Sỹ- Hà Lan lo ngại
Hoạt động vận tải trên sông Rhine của Đức phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan ngày càng trầm trọng. Mực nước sông Rhine liên tục hạ thấp bất thường trong 3 năm qua khiến các hoạt động kinh tế tại lưu vực con sông này bị chững lại, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều hộ dân sinh sống tại lưu vực con sông. Nếu vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới, hàng loạt phương tiện sẽ mắc cạn và gây tê liệt hoạt động vận tải nơi đây.
Jelle Vreeman, người môi giới tàu tại cửa sông Rhine- cảng Rotterdam cho biết, sự cố từ năm 2018 là một hồi chuông cảnh tỉnh về "cái chết” của con sông này. Mặc dù nhà chức trách đã thực hiện nhiều biện pháp phục hồi con sông. Thế nhưng do sự biến đổi của khí hậu ngày càng tồi tệ đã khiến mực nước sông lên xuống bấp bênh.
Có thể nói sông Rhine không chỉ là nhân chứng lịch sử, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế hiện đại. Ước tính khoảng 30% than đá, quặng sắt và khí đốt tự nhiên của Đức được vận chuyển dọc theo con sông. Đồng thời trên lưu vực hàng loạt bến cảng, nhà máy, khu công nghiệp mọc lên để tiếp nhận hàng hóa và nhiên liệu rồi sau đó tỏa ra khắp lãnh thổ nước Đức.
Sông Rhine được coi là nơi cung cấp phương tiện giao thông giá rẻ cho các trung tâm công nghiệp không chỉ của Đức mà cả châu Âu. Với quãng đường chảy ngoằn nghèo lên đến gần 1.300km, sông Rhine uốn mình dọc qua các khu công nghiệp của Đức, Thụy Sỹ, và cảng biển lớn nhất châu Âu Rotttedam trước khi đổ vào Biển Bắc. Chính vì vậy có thể coi Sông Rhine là sợi dây công nghiệp xuyên suốt nối liền ba nước Đức - Thụy Sỹ – Hà Lan.
Ảnh hưởng đến cả châu Á
Sự cố môi trường cạn nước sông Rhine vào 2018 đã làm suy giảm cho nền kinh tế Đức, cũng như tình hình giao thương trên con sông, ngày càng giảm nhiệt. Thế nhưng hiện tại chưa có phương án vận tải khả thi nào có thể thay thế. Một sà lan chạy trên sông Rhine trung bình có thể chở khoảng 2.500 tấn, trong khi với tải trọng đó cần phải tốn kém hơn 110 xe tải trên bộ. Nếu gây áp lực lên các xe tải các như vậy sẽ gây tắc nghẽn mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt, cũng như tốn kém nhiều chi phí hơn đường thủy rất nhiều.
Giới chức địa phương luôn đặc biệt coi trọng việc duy trì dòng chảy hàng hóa và nguồn cung ứng bằng đường sông Rhine. Đáng lưu ý là con sông này nằm trong chiến lược phát triển kinh kế tương lai khi Đức đang ngày càng hợp tác kinh tế chặt chẽ với các quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Cảng nội địa khổng lồ Duisburg trên sông Ruhr, nối với sông Rhine, là một trong những dự án ​​cơ sở hạ tầng thuộc chương trình "Vành đai và Con đường" khổng lồ nối với các quốc gia châu Á trong chiến lược hợp tác sâu rộng sang phía đông.
Bộ trưởng Giao thông bang Rhineland-Palatinate (Đức), Volker Wissing lo ngại rằng sức mạnh công nghiệp của Đức có thể suy giảm nếu hoạt vận tải trên sông Rhine gặp khó khăn. Trước mắt, biến đổi khí hậu có nguy cơ làm gây khô hạn lòng sông vào vào mùa Hè, cũng như làm giảm lượng nước tan chảy từ các sông băng trên núi cao, khiến mực nước sông biến động không thể nào lường trước được. Ông Wissing cũng cho rằng, Đức cần chú trọng duy trì vai trò là đầu tàu công nghiệp quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Nỗ lực giải quyết khủng hoảng hàng hóa
Đoạn sông chảy qua bang Rhineland-Palatinate nổi tiếng là chặng đường khó khăn nhất đối với tàu thuyền qua lại trên sông Rhine. Hiện nay các thủy thủ không chỉ khéo léo lái tàu thuyền luồn lách qua những vách đá, mà còn đối mặt với mực nước dưới lòng tàu hạ thấp bất ngờ, đôi khi chưa tới 1m. Tại đây, Chính phủ Đức có biện pháp cạo bỏ bớp các lớp đá nhô ra và thay đổi dòng chảy để tàu để các tàu thuyền trên 200 tấn dễ dàng qua lại. Các kỹ sư phải bàn tính kĩ lưỡng, cân nhắc giữa các yếu tố thủy văn, nhu cầu vận chuyển và các vấn đề môi trường.

Bên trong dự án xây dựng khu phức hợp nạo vét cát sỏi tại khúc sông hiểm trở nhất. (Nguồn: Bloomberg)
Do chế độ dòng chảy và địa hình phức tạp của lòng sông, Đức đã xây dựng một khu phức hợp nạp vét lòng sông và tách trầm tích với quy mô gần bằng một sân bóng rổ. Giải pháp này được coi là khả thi nhất trong thời điểm hiện tại. Mặc dù việc nạo vét cát sẽ không phải là một giải pháp lâu dài, vì sông sẽ nhanh chóng lấp lại, cũng như việc đào bới thường xuyên sẽ cản trở dòng nước. Vì vậy, các kỹ sư đang nhắm tới phương án thay đổi dòng chảy để hạn chế trầm tích tích tụ.
Bên cạnh đó, việc thay đổi thiết kế đội tàu thuyền cũng là một phần của kế hoạch cứu lấy sống Rhine. Chính phủ Đức dự kiến sẽ tung gói trợ cấp cho việc cải tạo lại các sà lan cũ để đối phó với các trường hợp mực nước xuống thấp hơn trong tương lai. Các sà lan này kích cỡ nhỏ hơn nhưng được cải thiện tốc độ và sức tải, phù hợp hoạt động ở vùng nước thấp và chạy nhanh khi nước lớn. Ngoài ra, các xưởng đóng tàu đề xuất trang bị cho sà lan hệ thống cảm biến để xác định vị trí đá ngầm và tránh những chỗ nước nông. Được biết, khoản viện trợ này hiện cũng đang được Liên minh châu Âu (EU) xem xét.
Ngoài ra, một ý tưởng chống cạn khác cũng được tính đến là xây đập chặn dòng, nhưng vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi từ giới chức trách và các kĩ sư môi trường. Theo các chuyên gia, nếu muốn xây đập trữ nước thì chính phủ cần mở một con đường khác an toàn và hiệu quả hơn, đồng thời cân nhắc lợi ích kinh tế và tác động môi trường liên quan. Tuy nhiên bất kỳ biện pháp dù khả thi hay không cũng xứng đáng được xem xét và nhanh chóng triển khai sớm để tránh lặp lại cơn khủng hoảng năm 2018.
Theo Bloomberg

  •  
Các tin khác

Một cảnh báo nghiêm trọng từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra những số liệu lo ngại về hiện tượng tẩy trắng san hô lan rộng từ tháng 2/2023. Theo thông tin mới nhất, ảnh hưởng của hiện tượng này đang mở rộng đến các rạn san hô ở hầu hết 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mặc dù mùa đông vừa qua chứng kiến sự tăng nhanh của băng biển ở Bắc Cực, nhưng vẫn không đạt được mức trung bình và băng vẫn mỏng hơn so với những năm trước.

Càng ngày, việc duy trì nhiệt độ cao nhất trong những ngày nóng cũng trở nên phổ biến hơn, nhiều ngày hơn so với trước đây.

Vừa qua, trang Live Science đã chia sẻ một thông tin đầy kinh ngạc về những sự kiện động đất ở vùng ngoài khơi Canada, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học môi trường. Đây không chỉ là một hiện tượng thông thường, mà còn là dấu hiệu của một quá trình đặc biệt: hình thành một lớp vỏ đại dương mới.