Xe buýt Hà Nội sắp hoạt động trở lại

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/9/2021 | 11:16:38 Sáng

Hà Nội cho biết đang xây dựng phương án khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau ngày 21/9.

Do có tính kết nối mạng, liên tuyến nên xe buýt cần có không gian rộng để hoạt động. Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong phương án đưa xe buýt vào hoạt động, Sở sẽ đưa ra các tiêu chí để buýt có thể chạy liên vùng để đạt hiệu quả hoạt động, đồng thời vẫn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.
Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội về xây dựng tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, các tiêu chí về "thẻ xanh/thẻ vàng Covid” sẽ được áp dụng đối với hành khách. 

Những đối tượng được áp dụng tiêu chí "thẻ xanh” là những người đã tiêm mũi vaccine thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng; đã tiêm 1 mũi vaccine đối với các loại vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.
"Thẻ vàng Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện từ cho các cá nhân đáp ứng tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày. Đối với những cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử do những lý do khách quan, có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan.
Tiêu chí chung, lái xe, nhân viên phục vụ, phương tiện cũng như hành khách phải được đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Văn phòng, bãi đỗ, nhân sự vận hành thực hiện đánh giá trước, trong và khi kết thúc giờ làm việc.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng sẽ áp dụng các tiêu chí để vận hành hệ thống vận tải xe buýt theo 3 giai đoạn.
Đầu tiên là 15 ngày sau thời điểm giãn cách xã hội trên toàn TP kể từ 6 giờ ngày 21/9 đến hết ngày 5/10: Tần suất hoạt động của xe buýt không quá 50% công suất. Xe chỉ được vận chuyển không quá 50% số chỗ (ngồi, đứng) và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe (kể cả lái xe và nhân viên phục vụ).
Giai đoạn từ ngày 6/10 : lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh và hành khách phải có "thẻ xanh Covid” hoặc "thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ. Tần suất hoạt động của xe buýt không quá 80% công suất. Xe chỉ được đáp ứng không quá 50% số chỗ (ngồi, đứng) và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe (kể cả lái xe và nhân viên phục vụ).
Trong giai đoạn bình thường mới, lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt và hành khách phải có "thẻ xanh Covid”. Xe buýt được hoạt động 100% công suất và không yêu cầu giãn cách hành khách.
Các tuyến xe buýt hoạt động trong khu vực vùng xanh, sẽ chạy theo lộ trình đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Các tuyến buýt chạy liên vùng sẽ có điều chỉnh để tránh những vùng đỏ nếu dịch vẫn diễn biến phức tạp. Đề cập đến tiến độ triển khai, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong tuần này sẽ xây dựng xong phương án và báo cáo xin ý kiến UBND thành phố. Sau đó sẽ có phương án chi tiết để các đơn vị vận hành buýt thực hiện. 
Bắc Lãm
quanly.moitruongvadothi.vn


  •  
Các tin khác

Công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp xanh, bảo đảm quá trình thực hiện có thể tối ưu hóa hiệu quả lợi ích từ cấp địa phương đến toàn bộ nền kinh tế, hướng tới sự phát triển bền vững.

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng tăng, sáng ngày 30/3, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị nhằm kết nối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm sâm Nam núi Dành - một sản phẩm quý hiếm có nguồn gốc bản địa.

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.