Bạc Liêu: Nhiều gói xây dựng kè chống ngập dọc Quốc lộ 1A

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/10/2021 | 11:48:15 Sáng

 Bạc Liêu vừa công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu 22 gói thầu thuộc Dự án Xây dựng kè chống ngập dọc tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu (giai đoạn 2).

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu vừa công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu 22 gói thầu thuộc Dự án Xây dựng kè chống ngập dọc tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu (giai đoạn 2). Dự án có tổng mức đầu tư 575,512 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025.

Theo kế hoạch, quý IV/2021 sẽ đấu thầu rộng rãi Gói số TV25 Tư vấn khảo sát xây dựng, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - giai đoạn 2 (giá gói thầu 15,64 tỷ đồng); Gói số XL02 Thi công xây dựng đoạn 1 dài 1.518 m (từ lý trình Km2199+355 đến Km2200+875) giá gói thầu 65,26 tỷ đồng; Gói số XL03 Thi công xây dựng đoạn 2 dài 3.390 m (từ lý trình Km2201+690 đến Km2205+045) giá gói thầu 151,21 tỷ đồng; Gói số XL04 Thi công xây dựng đoạn 3-1 dài 2.640 m (từ lý trình Km2206+405 đến Km2209+248) giá gói thầu 136,13 tỷ đồng; Gói số XL05 Thi công xây dựng đoạn 3-2 dài 2.665 m (từ lý trình Km2209+248 đến Km2211+850) giá gói thầu 137,46 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng kè chống ngập dọc tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một trong những dự án xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh Bạc Liêu, đặc biệt khi Bạc Liêu có thế mạnh kinh tế mũi nhọn là sản xuất nông nghiệp. 

tm-img-alt
Thi công dự án kè chống ngập và ứng phó với triều cường trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

Trong 5 năm qua, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện và đô thị được tăng cường đầu tư, góp phần phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn.

 

Cụ thể, trong phát triển hạ tầng giao thông, Bạc Liêu đã hoàn thành việc lập quy hoạch giao thông - vận tải thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó là tranh thủ và huy động nhiều nguồn vốn đầu tư để xây dựng, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch vào khai thác như: tuyến Giá Rai - Gành Hào (giai đoạn 2), tuyến Hộ Phòng - Gành Hào, tuyến Vĩnh Mỹ - Phước Long, tuyến Giồng Nhãn - Gành Hào, tuyến Bạc Liêu - Hưng Thành, tuyến Cao Văn Lầu, các tuyến đường ô tô về trung tâm xã, cầu Trần Văn Sớm… với tổng kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, đã kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đưa 3 tuyến đường (cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, đường tỉnh ĐT.980 Gành Hào - Giá Rai - Cạnh Đền nối với đường Hồ Chí Minh và tuyến đường ven biển) vào danh mục dự án liên kết vùng. Song song đó, phối hợp với tỉnh Cà Mau chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu Gành Hào nối huyện Đông Hải với huyện Đầm Dơi và hoàn thành đưa vào khai thác dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn cửa ngõ phía Bắc TP. Bạc Liêu theo hình thức hợp đồng BOT…

Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng đã đầu tư xây dựng hơn 27 dự án, công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Cống âu thuyền Ninh Quới; hệ thống công trình ngăn triều, chống ngập cho TP. Bạc Liêu và vùng lân cận; dự án gây bồi tạo bãi và trồng cây chống xói lở khu vực biển Nhà Mát; dự án cấp bách khắc phục sự cố sạt lở tại kè Gành Hào, kè Nhà Mát và cầu Chiên Túp 1; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp xã Vĩnh Hậu và xã Vĩnh Mỹ A (huyện Hòa Bình); xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất lúa - tôm Vĩnh Lộc (huyện Hồng Dân) và TX. Giá Rai…

Trong phát triển hạ tầng điện, Bạc Liêu đã hoàn thành 2 quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh (Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035). Cũng như đã hoàn thành thủ tục bổ sung Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII, điều chỉnh). Cùng với đó là tăng cường đầu tư phát triển lưới điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và đã thực hiện đầu tư hoàn thành dự án cấp điện nông thôn do EU tài trợ, cung cấp điện cho trên 2.910 hộ dân sử dụng; dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia và các trạm bơm phục vụ cánh đồng mẫu lớn. Tổ chức triển khai thực hiện trên 70 dự án, công trình điện với tổng vốn đầu tư hơn 812 tỷ đồng, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng điện đến cuối năm 2020 đạt trên 99%.../.

Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

 
  •  
Các tin khác

Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 612/UBND-KT về việc chỉ đạo thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thông qua hoạt động trao tặng tủ sách Đặng Thùy Trâm một lần nữa khơi dậy trong các em học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý chí quật cường của dân tộc cũng như những trang sử vẻ vang một thời qua tên của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.