Thanh Hoá: Thực hiện nhiều giải pháp để người dân được dùng nước sạch, hợp vệ sinh

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/7/2022 | 3:46:44 Chiều

Nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã luôn quan tâm và dành nhiều nguồn vốn để đầu tư, xây dựng các công trình nước sạch tập trung, bể chứa nước sạch..., tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.


tm-img-alt
Ảnh minh họa. Tác phẩm đạt giải nhất mảng Nông thôn Chắt chiêu nước sạch. Tác giả: Trần Phước Thảo

Tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chiến lược đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân; 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt; 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Đến năm 2045, phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

 

Tại tỉnh Thanh Hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm và dành nhiều nguồn vốn để đầu tư, xây dựng các công trình nước sạch tập trung, bể chứa nước sạch..., tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.

Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững công trình nước sạch nông thôn, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã huy động nhiều nguồn kinh phí khác nhau để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, từ đó đã phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Từ việc quản lý, sử dụng hiệu quả công trình nước sạch nên người dân rất phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Nhờ vậy, nhận thức của người dân vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc về sử dụng nước hợp vệ sinh để bảo đảm sức khỏe bản thân và gia đình được cải thiện và ngày một nâng lên.

 

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 537 công trình cấp nước tập trung. Trong đó, có 36 công trình cấp nước tự động, 501 công trình cấp nước tự chảy. Nhìn chung, các công trình cấp nước tập trung quy mô cấp xã, liên xã được xây dựng, lắp đặt và bố trí nhân lực quản lý, vận hành tốt nên hoạt động hiệu quả... Từ đó, góp phần nâng tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,6%.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn không ít bất cập, đó là sau một thời gian đưa vào vận hành, một số công trình nước sạch không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, cá biệt có những công trình bị bỏ hoang khiến người dân không có nước sạch để dùng, gây lãng phí nguồn vốn. Theo thống kê, ở một số công trình cấp nước tự chảy tại miền núi tuy có số lượng nhiều, nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả không cao; nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhưng không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng... Hay như tại một số xã ven biển trên địa bàn huyện Nga Sơn, như: Nga Liên, Nga Tân, Nga Văn, Nga Tiến, Nga Thanh, Nga Yên vào thời điểm cuối năm 2021 xảy ra tình trạng nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nguyên nhân được cho là triều cường dâng cao kèm theo thời tiết khô hạn dẫn đến xâm nhập mặn...

Để giải quyết những bất cập trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình hoạt động của các công trình kém bền vững, không hoạt động nhằm thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch nông thôn, công tác quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sau đầu tư; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ đó có ý thức bảo vệ đầu nguồn nước...

 

Ngoài ra, các ban, ngành liên quan cần chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng và vùng khan hiếm nước, chưa có hệ thống cấp nước. Ưu tiên đầu tư các xã về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch quy mô lớn liên xã, liên huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống dân cư. Ở những vùng dân cư tập trung, khó khăn về nguồn nước cần đầu tư những công trình kết nối, tạo nguồn, dẫn nguồn ổn định; đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn phù hợp ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đông dân cư, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước...

Thực hiện đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

Nhân rộng áp dụng mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; thí điểm áp dụng kiốt, cây ATM cung cấp nước uống trực tiếp cho cụm dân cư, trường học trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

Đối với vệ sinh nông thôn, ứng dụng và phổ biển các giải pháp công nghệ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý sử dụng công trình vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; tiếp cận đồng bộ dịch vụ vệ sinh an toàn gắn với truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường.

Thí điểm áp dụng các mô hình công nghệ thu gom và xử lý nước thải chi phí thấp, hạn chế hóa chất, sử dụng năng lượng tái tạo, ít phát sinh chất thải thứ cấp phù hợp với đặc điểm và quy mô khu dân cư nông thôn tập trung...

Khánh Dung


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 và đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây vừa là tham vọng lớn nhưng cũng là thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Nhà ga được biết đến nhiều nhất qua công trình kiến trúc “Mái vòm ánh sáng” (Dome of light). Toàn bộ mái vòm có đường kính lên đến 30 mét, được lắp ráp từ 4500 tấm kính màu, mỗi tấm kính có diện tích 660 mét vuông.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, nhất là sau khi thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, du lịch xanh, bền vững ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo được đông đảo du khách lựa chọn. Trong rất nhiều điểm đến ồn ào khói bụi và đông đúc, du lịch huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đang là một điểm đến xanh, để du khách có thể thảnh thơi tận hưởng kỳ nghỉ của mình.

ếu dòng sông là báu vật thiêng liêng mà tạo hóa sinh ra, thì đô thị là sản phẩm kiến trúc - văn hóa vĩ đại của loài người. Và cũng chính các dòng sông đã mang đến cho đô thị một diện mạo văn hóa khác biệt, tạo nên bản sắc của đô thị đó.