Tăng cường phòng dịch bệnh cho công nhân tại các khu nhà trọ

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/8/2022 | 4:10:25 Chiều

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng địa trên bàn Đồng Nai. Để chủ động bảo vệ sức khỏe người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn và chủ nhà trọ đang đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường các giải pháp phòng dịch tại các khu nhà trọ.

tm-img-alt
Công nhân lao động chủ động dọn dẹp vệ sinh phòng trọ ngày cuối tuần, tránh bị mắc bệnh sốt xuất huyết. 

Hơn 1 tháng qua, vào các ngày nghỉ cuối tuần, ông Trần Văn Thanh, chủ nhà trọ tại xã An Phước (H.Long Thành) huy động công nhân ở trọ dọn dẹp vệ sinh dãy nhà trọ sạch sẽ, sắp xếp các phòng trọ ngăn nắp. Ngoài ra, ông Thanh đến từng phòng trọ kêu gọi NLĐ ở trọ nâng cao ý thức phòng dịch bệnh SXH để đảm bảo sức khỏe làm việc.

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh phòng trọ

Ông Thanh cho biết, rút kinh nghiệm từ đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 năm 2021, NLĐ ở trọ còn chủ quan với dịch bệnh, tụ tập ăn uống và không đeo khẩu trang khi giao tiếp dẫn đến mắc bệnh phải nghỉ việc, ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập, đợt dịch bệnh SXH năm nay, ông và nhiều chủ nhà trọ khác đã chủ động tuyên truyền, động viên NLĐ giữ môi trường sạch sẽ trong các phòng trọ, dọn dẹp các dãy trọ thường xuyên, không để dịch chồng dịch, ảnh hưởng tinh thần, sức khỏe và cuộc sống.

Tương tự, bà Lê Thị Mai, chủ nhà trọ có trên 100 phòng với trên 200 công nhân lao động sinh sống tại xã Thạnh Phú (H.Vĩnh Cửu) cho biết bà đã đến các phòng trọ phát tờ rơi cho từng công nhân đề tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH. Cùng với đó, đề nghị NLĐ không để rác và loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, những vật dụng muỗi dễ sinh sản. Đồng thời, dán nội quy, tờ rời về các biện pháp phòng dịch để NLĐ dễ nhìn thấy để cùng thực hiện. Trong đó, yêu cầu các gia đình công nhân ở trọ hằng ngày dành 5 phút dọn dẹp, vệ sinh phòng trọ, đảm bảo không còn lăng quăng, không còn dịch bệnh SXH.

 

Phó trưởng ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam VŨ MẠNH TIÊM cho biết, thời gian qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai nhiều văn bản đến các cấp Công đoàn nhằm đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh trong công nhân lao động. Đồng thời, đề nghị các cán bộ Công đoàn tăng cường đến các khu nhà trọ thăm hỏi đời sống NLĐ và nhắc nhở họ nâng cao ý thức phòng dịch để bảo vệ mình.

Công nhân Nguyễn Thúy An, ở trọ tại KP.4, P.Long Bình Tân (TP.Biên Hòa), cho biết dãy trọ của chị ở cạnh kênh nước, lại gần nơi đổ rác thải của người dân nên vừa bẩn, vừa là nơi trú ẩn, sinh sản lăng quăng, bọ gậy và dễ bị bệnh SXH nếu không chủ động đề phòng. "Ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã nêu cao ý thức phòng dịch SXH, nhất là bảo vệ không để muỗi sinh sản tại phòng trọ. Tôi cũng quan tâm vệ sinh môi trường xung quanh dãy trọ, thường xuyên lau dọn nhà cửa, không để muỗi trú ẩn và sinh sản” - chị An nói.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Minh Thành (H.Vĩnh Cửu) Nguyễn Đình Thọ cho hay, hiện nhiều NLĐ vẫn chọn thuê các dãy trọ nhỏ, hẹp vì phù hợp giá tiền. Tuy nhiên, không gian phòng trọ của công nhân thiếu ánh sáng và sự thông thoáng. Nhiều dãy nhà trọ đã xuống cấp và dễ bị ẩm ướt khi mùa mưa đến. Đó cũng là nguyên nhân khiến môi trường sống của công nhân không được đảm bảo và dễ bị bệnh. Do đó, NLĐ cần nêu cao tinh thần phòng dịch để bảo vệ sức khỏe của mình. Ngoài ra, các chủ nhà trọ cần kiểm tra, nhắc nhở NLĐ vệ sinh phòng trọ thường xuyên, không để bị SXH ảnh hưởng tới đời sống.

 

Tăng cường công tác tuyên truyền

Phó trưởng ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Vũ Mạnh Tiêm cho biết, Đồng Nai là tỉnh tập trung công nhân lao động với trên 1,2 triệu người. Tuy nhiên, nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa đang rất hạn hẹp. Trong khi đó, do thu nhập còn ít ỏi nên đa số phải thuê trọ trong những gian phòng có diện tích nhỏ hẹp, khá ẩm thấp, rất dễ bị nhiễm bệnh. Để chủ động phòng dịch bệnh SXH tại các khu nhà trọ công nhân, tổ chức Công đoàn cùng các ngành, địa phương trong tỉnh cần chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của NLĐ trong công tác phòng chống, không để bệnh SXH lây lan trong cộng đồng, nhất là các khu nhà trọ.

Ông Vũ Mạnh Tiêm nhấn mạnh, việc bảo vệ sức khỏe NLĐ để đảm bảo sản xuất rất quan trọng. Vì vậy, các Công đoàn cơ sở, chủ nhà trọ và doanh nghiệp cần thông tin thường xuyên tình hình dịch bệnh SXH đến NLĐ và phối hợp với ngành Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh kịp thời. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn ca giàu dinh dưỡng, giúp NLĐ có thêm sức đề kháng tốt để làm việc hiệu quả. Đối với NLĐ, cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung tại phòng trọ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, không ảnh hưởng đến công việc, thu nhập và đời sống.

 

Nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở cho hay, khi đến nhà trọ tìm hiểu đời sống NLĐ, thực tế cho thấy, nhiều khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh vẫn còn cây cối mọc um tùm, chai lọ đã qua sử dụng vứt bừa bãi, thùng chứa nước không được úp gọn gàng… Với điều kiện nơi ở không được đảm bảo, công nhân thuê trọ đang đối mặt với nguy cơ mắc SXH rất cao nếu không chủ động phòng ngừa, nhất là thời điểm này đang bước vào mùa mưa, điều kiện thuận lợi để muỗi vằn gây bệnh SXH sinh sôi, phát triển. Do đó, hơn lúc nào hết, NLĐ cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nhận biết, phòng ngừa bệnh SXH một cách khoa học và đầy đủ nhất./.

An Na (T/h)


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045 và đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đây vừa là tham vọng lớn nhưng cũng là thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Nhà ga được biết đến nhiều nhất qua công trình kiến trúc “Mái vòm ánh sáng” (Dome of light). Toàn bộ mái vòm có đường kính lên đến 30 mét, được lắp ráp từ 4500 tấm kính màu, mỗi tấm kính có diện tích 660 mét vuông.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có chiều hướng gia tăng, nhất là sau khi thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, du lịch xanh, bền vững ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo được đông đảo du khách lựa chọn. Trong rất nhiều điểm đến ồn ào khói bụi và đông đúc, du lịch huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đang là một điểm đến xanh, để du khách có thể thảnh thơi tận hưởng kỳ nghỉ của mình.

ếu dòng sông là báu vật thiêng liêng mà tạo hóa sinh ra, thì đô thị là sản phẩm kiến trúc - văn hóa vĩ đại của loài người. Và cũng chính các dòng sông đã mang đến cho đô thị một diện mạo văn hóa khác biệt, tạo nên bản sắc của đô thị đó.